06:14 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu nhờ trang trại tổng hợp

Thứ ba - 03/10/2017 23:11
Ngày ông Mai Văn Rõ (ở miền biển thuộc xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn) dắt díu vợ con rời xa xóm làng lên mảnh đất heo hút ở dưới chân đồi Gò Loi, thuộc thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân lập nghiệp, không ai có thể nghĩ rằng sau này vợ chồng ông lại gây dựng được trang trại tổng hợp to đẹp, bề thế với nguồn thu đều đặn cả tỷ đồng/năm.

 

Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi có dịp vào thăm trang trại của ông Mai Văn Rõ. Trước mắt chúng tôi là trang trại tổng hợp bề thế có một không hai ở mảnh đất dưới chân đồi Gò Loi – nơi từng bị bom cày, đạn xới trong chiến tranh.

Tiếp đón chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, ông Rõ phấn khởi cho biết: “Trang trại này rộng hơn 10 ha, trong đó có 8 ha trồng keo lai đã cho khai thác, 1 ha trồng chè, 1 ha hồ tiêu được 2 năm tuổi, 0,5 ha chuồng trại nuôi heo thịt, heo rừng, gà, dê và bò vỗ béo, với tổng vốn đầu tư chuồng trại, cải tạo đất khoảng 1,5 tỷ đồng”.

Ông Rõ bộc bạch: “Những năm qua, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu về khoảng hơn 1 tỷ đồng từ chăn nuôi kết hợp với trồng trọt. Năm nay, tình hình chung heo rớt giá nhưng nhờ rừng và các loại vật nuôi khác kéo lại nên cũng tạm ổn”.

Vốn là người con vùng quê ven biển xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn nhưng ông Rõ không mặn mà với nghề biển mà mê làm nông nghiệp từ nhỏ. Năm 1998, có lần lên chơi một nhà người quen ở huyện trung du Hoài Ân, nhận thấy đất đai trên này màu mỡ, rộng rãi, ông về quê vay mượn tiền của người thân, đưa vợ con lên xã Ân Tường Tây lập nghiệp. Khởi nghiệp, ông sang nhượng khu đất rộng 4 ha dưới chân đồi Gò Loi thuộc thôn Tân Thịnh để làm trang trại trồng rừng kết hợp với chăn nuôi. Lúc đầu, do chưa rành kỹ thuật cộng với chưa có kinh nghiệm nên làm đâu thất bại đó.

Loay hoay chưa biết phải làm cách nào để thoát được cái nghèo, biết được Hội Nông dân thường mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, hướng dẫn nông dân cách thoát nghèo, ông Rõ đã viết đơn tham gia vào công tác Hội. Ông Rõ nhớ lại: “Năm 2005, tôi tự nguyện viết đơn và được Hội Nông dân cấp xã công nhận. Qua tham gia nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật do Hội Nông dân, các ngành tổ chức, cộng với “bí quyết” làm giàu từ bạn bè đang làm ăn có hiệu quả ở miền Nam, và bản thân nhận thấy gia đình có vùng đất phù hợp với phát triển chăn nuôi và trồng trọt, tôi mạnh dạn bỏ vốn đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi tập trung”.

Ban đầu, ông xây dựng chuồng nuôi gà và nuôi cặp bò sinh sản. Tiếp đó mở rộng quy mô chuồng trại chăn nuôi heo sinh sản và heo thịt tăng dần từng năm. Đồng thời cải tạo vườn tạp để trồng mì (sắn) và cây điều, nhưng không hiệu quả. Năm 2007, ông chuyển toàn bộ diện tích này sang trồng cây keo lai. Thực hiện chủ trương của địa phương khôi phục thương hiệu chè Gò Loi, ông đã đầu tư trồng 1 ha cây chè dâm hom; đầu tư trồng 1 ha tiêu, đến nay được hai năm tuổi. Nhờ đó, thu nhập gia đình ông năm sau luôn cao hơn năm trước.

Kinh nghiệm rút ra sau gần 20 năm làm kinh tế trang trại thành công, theo ông Rõ: “Ngoài việc có ý chí làm giàu, dám nghĩ, dám làm, chịu khó, chịu khổ, kiên trì, sáng tạo trong lao động sản xuất, còn phải nắm vững kỹ thuật chăn nuôi đối với từng loại vật nuôi. Đối với đàn gà thả vườn, người nuôi phải chú trọng đến khâu chọn giống, kỹ thuật úm gà khi còn nhỏ, tiêm vắc-xin định kỳ. Còn đối với đàn heo, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng kết hợp tiêm vắc-xin phòng ngừa các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả. Đồng thời, người chăn nuôi phải nhạy bén với thị trường, biết nhìn nhận và đánh giá thị trường vào từng thời điểm để có được giá bán sản phẩm cao”.

 

Ông Rõ chăm sóc đàn gà đến kỳ xuất bán

 

Tâm sự với tôi, ông Rõ cho biết, năm 2014 là năm ông thu nhập khá nhất, với tổng số tiền là 3 tỷ đồng. Trong đó xuất chuồng 700 con heo thịt thu về 2,4 tỷ đồng, xuất chuồng 5000 con gà thịt thu về 400 triệu đồng và thu các loại khác như keo, chè, hồ tiêu được 200 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí gia đình ông thực lãi 1 tỷ đồng. Riêng năm 2015, tuy có gặp một số khó khăn nhưng gia đình ông cũng thu trên 2,7 tỷ đồng, thực lãi là 800 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Rõ còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động ở địa phương. Những kinh nghiệm sản xuất mô hình trang trại tổng hợp này, ông đã truyền lại, hướng dẫn, giúp đỡ cho 14 gia đình trong thôn học hỏi, vươn lên thoát nghèo và thực sự làm giàu chính đáng. Từ đó phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương ngày càng phát triển.

Với những thành tích đạt được, ông Mai Văn Rõ được Hội Nông dân tỉnh Bình Định chọn là một trong 5 gương nông dân tiêu biểu của tỉnh tham dự Hội nghị sản xuất kinh doanh giỏi lần thứ 5 do Trung ương Hội Nông dân tổ chức tại Hà Nội.

Theo Minh Khoa/khuyennongvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 158

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 157


Hôm nayHôm nay : 36258

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 650209

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70877524