14:25 EST Thứ tư, 22/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu ở nông thôn: Nuôi con trơn như lươn bán giống, có tiền tỷ

Thứ sáu - 05/01/2018 22:02
Nuôi con trơn như lươn bán giống mà có tiền tỷ-đó là cách mọi người nói về mô hình ương nuôi cá chình giống của hộ ông Vi Nhật Quang, ngụ thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
Ông Vi Nhật Quang lặn lội đến tận tỉnh Phú Yên để tìm nguồn con giống cá chình chất lượng (Ảnh: Ngọc Quyên).

Ông Vi Nhật Quang lặn lội đến tận tỉnh Phú Yên để tìm nguồn con giống cá chình chất lượng (Ảnh: Ngọc Quyên).

Theo lời ông Vi Nhật Quang, vào năm 2000, do thiếu kênh thông tin về thị trường, nên ông buộc phải mua con giống cá chình trôi nổi, nuôi chưa bao lâu thì cá chết vì dịch bệnh. Sau 10 năm tìm hiểu kỹ thuật ương nuôi,  nhân giống, ông quyết định đầu tư vào ương nuôi cá chình để bán giống và bán cá chình thương phẩm cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh…

Nhu cầu con giống cá chình ngày một tăng, trong khi tỉnh vẫn chưa tự sản xuất được cá chình giống, chủ yếu nhập từ các tỉnh khác. Nắm bắt nhu cầu này, ông Quang lặn lội đến tận tỉnh Phú Yên tìm nơi cung cấp con giống chất lượng. Sau quá trình tìm tòi, học hỏi, với diện tích 43.000m2, ông xây dựng thành 10 ao, trong đó có 2 ao để dự phòng thả cá chình khi làm vệ sinh đáy ao và thay nước.

Từ những thất bại của bản thân đã giúp ông Vi Nhật Quang nghiệm ra rằng, cá chình là loài dễ nuôi, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, để nuôi thành công loài cá nước ngọt trơn như lươn này, yếu tố quyết định hàng đầu là con giống phải chất lượng, kế đến là môi trường nước không bị ô nhiễm.

Theo ông Vi Nhật Quang yếu tố quyết định hàng đầu là con giống cá chình phải chất lượng, kế đến là môi trường nước (Ảnh: Ngọc Quyên).

Theo ông Vi Nhật Quang yếu tố quyết định hàng đầu là con giống cá chình phải chất lượng, kế đến là môi trường nước (Ảnh: Ngọc Quyên). 

Ông Quang chia sẻ: Do nuôi cá chình trong môi trường ao đất tự nhiên nên hầu như không có dịch bệnh lại rất mau lớn. Từ những con cá bột như sợi chỉ tôi ương lên cỡ 10-500 con/kg. Với cách làm này, mỗi năm tôi thu về gần 2 tỷ đồng. Bình quân trang trại của tôi cung ứng cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh khoảng 180.000 con giống cá chình bông/năm, với giá dao động từ 1,3 – 2,1 triệu đồng/kg cá chình giống tùy kích cỡ.

Ngoài bán cá chình giống, ông Vi Nhật Quang còn cung ứng lượng lớn cá chình thương phẩm cho các nhà hàng tại TP.Hồ Chí Minh. Theo ông Quang, loài cá này càng lớn thịt càng ngon, bán càng có giá nên người nuôi có thể lựa chọn thời điểm bán tùy ý mà không sợ bán với giá thấp. Cá chình nuôi ở môi trường ao đất tự nhiên sinh trưởng tốt, sau hơn 5 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng khoảng 900 gram - 1 kg/con.

Trang trại cá chình của ông Vi Nhật Quang từ 2 năm nay đã trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng con giống cho người chăn nuôi nhiều tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Ngọc Quyên).

Trang trại cá chình của ông Vi Nhật Quang từ 2 năm nay đã trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng con giống  cho người chăn nuôi nhiều tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Ngọc Quyên). 

“Cá chình bán rất chạy, lúc cao điểm lên tới 400-450.000 đồng/kg. Một trong những thuận lợi của người nuôi cá chình là ít tốn công chăm sóc, nguồn thức ăn cá tạp ở địa phương rất dồi dào” - ông Quang cho hay.

Với cách làm ăn bài bản, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, trang trại cá chình của ông Quang từ 2 năm nay đã trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng con giống và trao đổi kỹ thuật đối với người dân trong tỉnh và các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu...

Năm 2014, Phòng Công thương huyện Tân Hiệp đã phối hợp trang trại của ông Vi Nhật Quang thực hiện đề tài khoa học ương nuôi cá chình bông giống để có hướng quy hoạch nhân nuôi giúp nông dân chuyển đổi vật nuôi, tăng thu nhập.

Ngoài ra, để giúp đỡ những hộ nông dân nghèo, ông Quang bán trả chậm con giống cà chình, “cầm tay chỉ việc” cho những ai muốn nuôi cá chình thương phẩm mà chưa có kinh nghiệm, đến khi bà con thu hoạch thì ông thu mua toàn bộ với giá phải chăng, giúp bà con yên tâm sản xuất.

Ngọc Quyên 
Theo Dân Việt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 153


Hôm nayHôm nay : 59711

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1196010

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74242981