16:47 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu ở nông thôn: Từ 2.000 con gà vốn, thành tỷ phú nghìn đô

Thứ hai - 09/10/2017 09:49
Khởi nghiệp từ 2.000 con gà làm vốn, sau gần chục năm, đến nay quy mô chăn nuôi gà đẻ trứng của gia đình chị Nguyễn Thị Thêu đã lên tới 100.000 con, cho lãi ròng hơn 5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho hàng chục lao động. Bí quyết nào đã giúp người phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu thành công trong làm giàu ở nông thôn như vậy?

“Tha phương cầu thực”

Người phụ nữ tài ba, có khuôn mặt phúc hậu và nụ cười hiền mà chúng tôi đang nhắc đến đó chính là bà Nguyễn Thị Thêu, quê gốc ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc). Hiện trang trại chăn nuôi gà đẻ của bà Thêu ở xã Kim Long, huyện Tam Dương - thủ phủ chăn nuôi gà của tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm về xã Kim Long. Sau vài lần hỏi thăm, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được đến trang trại của bà Thêu. Trang trại của bà Thêu nằm gọn trên một quả đồi, tách biệt khỏi khu dân cư, được hạ cấp xây dựng rất bài bản. Ngoài hệ thống chuồng trại bao quanh, giữa quả đồi còn xuất hiện một ngôi biệt thự khá khang trang lộng lẫy, vẫn còn ngái mùi sơn…

 lam giau o nong thon: tu 2.000 con ga von, thanh ty phu nghin do hinh anh 1

Bà Nguyễn Thị Thêu, ở xã Bình Định (Yên Lạc – Vĩnh Phúc) thăm kiểm tra chuồng gà bố mẹ. ảnh: Việt Tùng

Phóng xe đến cổng trang trại, trước mắt tôi là một hệ thống sát trùng được thiết kế, xây dựng khá cầu kỳ. Thấy có khách lạ, nữ công nhân gác cổng hỏi: “Anh đến đặt trứng hay gặp ai?”. Nghe tôi nêu lý do, người phụ nữ này phấn khởi cho biết: “Năm nay bà chủ được bình chọn là Nông dân xuất sắc, em nghe nói sắp tới được xuống Hà Nội gặp lãnh đạo T.Ư và nhận giải nữa”.

Dứt lời, người phụ nữ này dùng vòi xịt dung dịch khử trùng khắp xe rồi dẫn tôi vào phòng sát trùng cho người. Chị đưa tay ấn nút công tắc, các vòi nước xì xì phun sương mịt mù, rồi chị bảo tôi bước vào đi qua các khoang dích dắc để khử trùng. Sau khi khử trùng xong, tôi mới được bước chân vào trang trại.

“Chăn nuôi phòng hơn chữa anh ạ. Anh thông cảm, đây là quy định của trang trại. Bất kể ai muốn vào trang trại đều phải qua phòng sát trùng hết. Thôi ướt một tý cho mát” - người phụ nữ này nói như thanh minh với tôi vì thấy quần áo tôi ướt át.

Dù đã hẹn trước, nhưng tôi phải chờ gần giờ đồng hồ, bà chủ trang trại gà “khủng” này mới về. Rót nước mời khách, bà Thêu bảo có khách hàng vừa trả tiền trứng qua tài khoản, nên bà phải ra ngân hàng để rút.

Bà Thêu cho biết, năm 1998, cuộc sống gia đình bà gặp rất nhiều khó khăn, đất đai chật hẹp. Sau nhiều đêm bàn bạc, vợ chồng bà đã quyết định rời xã Bình Định lên xã Kim Long thuê đất làm trang trại. Lúc đầu gia đình bà thuê một quả đồi hơn 10ha, sau một thời gian chăn nuôi, tích lũy được ít vốn, gia đình bà đã mua lại toàn bộ diện tích này.

“Khi về đây, điều kiện tài chính còn hạn hẹn, nên gia đình chỉ dám nuôi 2.000 con gà đẻ trứng và vài chục con gà thịt. Lãi được lứa nào, tôi lại đầu tư vào đàn thêm. Cứ vậy sau vài năm, gia đình đã có đàn gà đẻ trứng lên đến 30.000 – 40.000 con” – bà Thêu cho biết.

 lam giau o nong thon: tu 2.000 con ga von, thanh ty phu nghin do hinh anh 2

Vừa quản lý, những giờ rảnh rỗi, bà Thêu lại vào chuồng tham gia nhặt trứng cùng với công nhân.ảnh: Việt Tùng

Trang trại đang phát triển thì tỉnh Vĩnh Phúc triển khai xây dựng Khu công nghiệp Tam Dương và trang trại của gia đình bà đã không may “dính” vào quy hoạch. Thế là trang trại của bà Thêu bị thu hồi. Gia đình loay hoay đi thuê khắp mơi để gửi gà. Sau khi đàm phán, huyện, tỉnh đồng ý cho bà Thêu thuê lại một quả đồi, cách trang trại cũ khoảng 1km, rộng khoảng 8ha.

“Gia đình tôi lại bắt tay vào san đồi, hạ mặt bằng để làm chuồng. Lúc đầu gia đình xây 4 khu chuồng, mỗi chuồng khoảng 1 vạn gà, để “đón” đàn gà đang gửi về. Được cái khu đồi này tách biệt với khu dân cư, nên việc kiểm soát dịch bệnh cũng tốt hơn…” – bà Thêu chia sẻ.

Chỉ nuôi gà mà lãi 5 tỷ đồng/năm

Mỗi năm, gia đình bà Nguyễn Thị Thêu san ủi và làm thêm vài chuồng nuôi gà và đến nay đã có tới 16 chuồng kín và 6 chuồng hở. Trung bình mỗi chuồng chi phí đầu tư khoảng 900 – 1 tỷ đồng, với tổng đầu gà bố mẹ lên đến 9 vạn con. Theo bà Thêu, gia đình bà xây dựng chuồng trại theo mô hình của Đức. Từ hệ thống làm mát, quạt gió, cho đến hệ thống lọc nước đều theo đúng quy chuẩn của Đức.

 lam giau o nong thon: tu 2.000 con ga von, thanh ty phu nghin do hinh anh 3

Bà Nguyễn Thị Thêu, quê gốc ở xã Bình Định (Yên Lạc – Vĩnh Phúc) kiểm tra nhiệt độ và tiến triển của các lò ấp. ảnh: Việt Tùng

Bà Thêu chia sẻ: “Nhiều người chăn nuôi không coi trọng nguồn nước ăn, nguồn nước uống và rửa chuồng cho gà. Nghĩ như vậy là sai. Ngoài phải đảm bảo nguồn thức ăn tốt, chất lượng, con gà, hay bất kỳ con nuôi gì cũng vậy phải được ăn, uống nguồn nước sạch. Ở đây, gà của tôi đều dùng nước lọc qua công nghệ lọc 2 lần, nên người uống trực tiếp được. Nhờ đó, gà rất ít bệnh, tiết kiệm được chi phí thuốc men và tránh được rủi ro dịch bệnh”.

Để có được kinh nghiệm này, bà Nguyễn Thị Thêu cũng đã từng trải qua những tháng ngày khó khăn. Còn nhớ năm 2002, sau mấy năm nuôi gà thịt và trồng cây ăn quả không hiệu quả, gia đình bà quyết định mua 2.000 con gà giống để nuôi gà đẻ trứng. Giống gà bà chọn là gà Lương Phượng. Chưa có kỹ thuật nuôi gà bố mẹ nên bà phải ngày đêm đọc tài liệu, rồi mày mò tìm thêm thông tin trên sách báo. Nhờ mát tay, đàn gà của bà lớn nhanh, khỏe mạnh. Nhưng khi gà chuẩn bị đẻ, cả nước bùng phát dịch cúm H5N1 và cuối cùng đàn gà của bà cũng không ngoại lệ khi bị cúm H5N1 “viếng thăm”.

“Bao công sức, tiền của mình bỏ ra giờ bị chôn vùi dưới hố vôi tôi thì ai chẳng tiếc. Nói thật, khi đó tôi cũng suy sụp, nhưng rồi vợ chồng động viên nhau thua keo này bày keo khác. Cái quan trọng nhất là phải nắm chắc kỹ thuật và chặt chẽ trong việc phòng chống dịch bệnh thì sẽ thành công” – bà Thêu nhớ lại.

Thoáng chút buồn khi nhớ về quá khứ, nhưng rồi khuôn mặt của bà Thêu lại bừng sáng lên. Chỉ tay lên ngôi nhà khang trang và chiếc xe hơi sang, bà bảo tất cả đều từ nuôi gà mà ra...

 lam giau o nong thon: tu 2.000 con ga von, thanh ty phu nghin do hinh anh 4

Mỗi ngày gia đình bà Thêu cung cấp ra thị trường khoảng 5 vạn con gà giống và khoảng 10.000 quả trứng (Giá xa là khu trang trại và ngôi biệt thự khang trang). ảnh: Việt Tùng

Làm cái gì cũng vậy, phải đặt uy tín lên hàng đầu. Ngoài yếu tố may mắn, uy tín đã làm nên thương hiệu gà giống Hải Thêu hôm nay”.
Bà Nguyễn Thị Thêu

Để tương xứng với quy mô và tiếp tục mở rộng làm ăn lớn, năm 2014 gia đình bà quyết thành lập HTX Chăn nuôi Giống gia cầm, thủy sản Hải Thêu. Theo bà Thêu, sau 19 năm quyết định rời quê hương lập nghiệp, hiện gia đình bà đã đầu tư vào trang trại này khoảng 50 tỷ đồng, trung bình mỗi năm trừ chi phí lãi ròng 5 tỷ đồng.

Bà Thêu tự hào cho biết: “Hiện trung bình mỗi tháng trang trại cung cấp ra thị trường khoảng 5 vạn con gà giống và khoảng 10.000 quả trứng. Trang trại tiêu thụ khoảng 9,5 tấn cám/ngày và đang tạo việc làm cho 66 lao động phổ thông, với lương 4 – 6 triệu đồng/người/tháng và 4 kỹ sư chăn nuôi, lương 10 – 12 triệu đồng/người/tháng”.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, gia đình bà Thêu còn thường xuyên hỗ trợ con giống cho hàng chục hộ dân chăn nuôi, đến khi xuất chuồng mới thu vốn. Nhờ đó, nhiều hộ đã thoát khỏi hộ nghèo và đang vươn lên làm giàu. Không những vậy, gia đình còn rất nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của xã, huyện như ủng hộ người nghèo, các gia đình chính sách, quỹ khuyến học… mỗi năm lên đến hàng chục triệu đồng.

Những năm gần đây, trang trại bà Thêu đã trở thành địa chỉ quen thuộc và tin cậy không chỉ cho người chăn nuôi ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, mà còn là địa chỉ “đỏ” cho người chăn nuôi ở các tỉnh như Lào Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang…

Sau những thất bại và thành công, bà Thêu rút ra kinh nghiệm và tâm niệm: “Làm cái gì cũng vậy, phải đặt uy tín lên hàng đầu”.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, bà Thêu bảo gia đình bà đang có kế hoạch nuôi và nhân giống thêm một số giống gà quý trong nước như gà Đông Tảo (Hưng Yên), gà Móng (Hà Nam) và gà Hồ (Bắc Ninh), gà Yên Thế (Bắc Giang) để cung cấp nguồn giống tốt cho người dân. “Có con giống tốt, giá cả phải chăng, người chăn nuôi có lãi, thì mình mới phát triển được” – bà Thêu chia sẻ như một chân lý tương hỗ giữa người làm con giống và người nuôi thương phẩm. /.

Theo Việt Tùng/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 301


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 383588

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73430559