10:40 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ cây kiệu trên đất phèn

Thứ sáu - 17/11/2017 01:35
Hơn 20 năm chinh phục vùng đất phèn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) - ông Phạm Hoàng Bộ ngụ ấp K10, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông được mệnh danh là “vua kiệu” khi sở hữu hơn 6ha đất chuyên trồng kiệu, thu về cho gia đình hơn 1 tỷ đồng/năm.

Xuất thân từ nông dân, kế nghiệp cha mẹ với diện tích hơn 1ha đất chuyên trồng lúa, thế nhưng, giá lúa bấp bênh, năng suất không ổn định, kinh tế gia đình khó khăn. Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng theo định hướng chung của ngành nông nghiệp và đột phá để tìm hướng đi mới, ông Phạm Hoàng Bộ đã từng bước chuyển dần đất trồng lúa sang trồng kiệu cho lợi nhuận kinh tế cao.

Ông Phạm Hoàng Bộ cho biết, bước đầu việc trồng kiệu gặp nhiều khó khăn do không nắm vững kỹ thuật trồng, mùa vụ, sâu bệnh trên kiệu nên bao phen làm ông phải thua lỗ. Hiện tại, xã Phú Hiệp được ví như “thủ phủ” của cây kiệu thương phẩm và kiệu giống, nhưng không phải ai cũng có thể thành công vì trồng kiệu phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: giá cả thị trường, tình hình sâu bệnh, năng suất...

Lấy ngắn nuôi dài và tích lũy kinh nghiệm được truyền lại từ cha mẹ, bạn bè mà ông Bộ đã có thể đi đến thành công từ cây kiệu. Cây kiệu thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất cát pha, có độ tơi xốp cao, thoát nước tốt là thích hợp nhất.

Quy trình kỹ thuật là làm đất, cày xới, lên liếp, xuống giống, bón phân, chăm sóc... Việc chọn thời điểm xuống giống cũng quyết định khá lớn, phải chọn được thời điểm thuận lợi để sau thu hoạch là thời điểm cho giá cao. Thời điểm xuống giống được cho là thích hợp vào 2 vụ: đông xuân khoảng tháng 10 - 11 và thời điểm kiệu giống khoảng tháng 2 - 3, thu hoạch khoảng tháng 6 - 7 (âm lịch).

Hiện thương lái thu mua kiệu tươi với giá dao động từ 13 - 14 ngàn đồng/kg, kiệu giống từ 30 - 40 ngàn đồng/kg tăng từ  3 - 5 ngàn đồng/kg so với thời điểm trước. Do chưa thu hoạch rộ nên lượng kiệu cung cấp cho thị trường TP.Hồ Chí Minh, Nha Trang, Tây Ninh... không nhiều dẫn đến giá kiệu ở mức cao. Bình quân sau khi gieo trồng 6 - 6 tháng rưỡi, kiệu bắt đầu thu hoạch, kiệu tươi có thể đạt năng suất từ 5 - 6 tấn/công.

Ông Phạm Hoàng Bộ chia sẻ, hiện là thời điểm nông dân chọn kiệu để giống nên giá luôn ở mức cao, nếu làm đạt năng suất thì bình quân có thể thu lợi nhuận từ 40 - 50 triệu đồng/công. Thế nhưng, nếu không nắm vững kỹ thuật và phòng trừ tốt bệnh cháy lá, sâu dòi tấn công sẽ tốn nhiều chi phí đầu tư, làm giảm lợi nhuận, nhiều hộ có thể bị thua lỗ do ruộng kiệu bị nhiễm bệnh nặng.

Thời gian gần đây, do thời tiết nắng nóng kéo dài và mưa nhiều nên xuất hiện nhiều loại bệnh trên kiệu, làm giảm năng suất như: cháy lá, sâu ống, vi khuẩn... Song song với việc trồng kiệu, ông Phạm Hoàng Bộ còn canh tác hơn 20 công lúa chất lượng cao. Giống lúa Jasmine 85 được ưu tiên chọn trồng vì cho năng suất cao từ 7 - 8 tấn/ha, giá dao động từ 5.500 - 5.700 đồng/kg, chống chịu sâu bệnh tốt, có thể lợi nhuận 20 - 30 triệu đồng/vụ.

Theo tính toán, mỗi năm, ông Bộ cung cấp cho thị trường hơn 250 tấn kiệu các loại và thu về cho gia đình hơn 1 tỷ đồng. Việc sản xuất kiệu đã giải quyết công việc thường xuyên có thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/tháng cho 50 lao động thường xuyên và hơn 200 lao động thời vụ, giúp các lao động có thêm thu nhập ổn định cuộc sống.

Ông Nguyễn Đờ Lát - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Hiệp nhận xét, anh Hoàng Bộ là nông dân tiêu biểu, tiên phong trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã, huyện. Anh còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, đóng góp rất lớn vào phong trào của Hội Nông dân và tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương.

Bằng tinh thần vượt khó không mệt mỏi và niềm đam mê ruộng đồng mà ông Phạm Hoàng Bộ không vắng tên mình trong các lần tuyên dương, khen thưởng cấp tỉnh, huyện. Gần đây nhất là Bằng khen của UBND tỉnh về thành tích nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh giai đoạn 2014 - 2016.

Nguồn: http://www.baodongthap.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 149

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 147


Hôm nayHôm nay : 59583

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1197687

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71425002