Mô hình chăn nuôi bò sữa đã giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo |
Nghĩ mình là đảng viên, muốn nói dân nghe thì trước hết phải làm để dân tin, bà quyết tâm chọn mô hình nuôi bò sữa để làm giàu. Muốn ăn nên làm ra thì phải có vốn, ban đầu bà Hằng vận động chị em tham gia nhóm phụ nữ tiết kiệm (PNTK), góp vốn xoay vòng. Đến năm 2002, bà tiếp tục phát triển nhóm PNTK thành câu lạc bộ (CLB) khuyến nông do bà làm chủ nhiệm. Bà ra tận Bình Dương học hỏi cách nuôi bò sữa. Có được kiến thức cơ bản từ lớp tập huấn, trở về quê, bà tiếp tục mày mò học hỏi ở sách báo, tài liệu hướng dẫn nuôi bò sữa, rồi vừa nuôi vừa tích lũy kinh nghiệm. Từ một con bò do dự án hỗ trợ vào năm 2003, hiện nay, bà Hằng có đến 10 con, sản lượng sữa mỗi ngày khoảng 50 - 60 kg, mỗi ngày thu được khoảng 715.000 đồng tiền bán sữa. Sau khi trừ chi phí đầu tư thức ăn, thuốc thú y, ngày công lao động, gia đình bà thu lợi nhuận khoảng 480.000 đồng/ngày, ngoài ra tận dụng phế phẩm từ phân bò đem trồng gừng… làm bi-ô-ga, phân bón cho cỏ, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình. Chỉ tính riêng thu nhập từ chăn nuôi, sau khi trừ chi phí, mỗi năm thu lãi hơn 200 triệu đồng. Bên cạnh việc đầu tư thức ăn tinh, chị Hằng còn đầu tư nguồn thức ăn từ việc trồng các loại cỏ chất lượng để bò cho sữa đạt năng suất cao, đạt chất lượng sữa. Tiếng lành đồn xa", nhiều nông dân trong xã và các xã lân cận cũng tìm đến bà để học hỏi. Bình quân mỗi hộ có 4 - 5 con bò sữa. Đến nay, riêng xã Tham Đôn đã có đến tám CLB nuôi bò sữa với tổng đàn gần cả nghìn con, góp phần nâng tổng đàn bò sữa trong tỉnh lên gần 5.000 con, sản lượng sữa khoảng 16 tấn/ngày... đưa Sóc Trăng trở thành tỉnh nuôi bò sữa đứng hàng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Những việc làm tưởng như "nhỏ nhặt" của bà Trần Thị Thu Hằng đã tạo nên sức lan tỏa "lớn lao" góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
Theo Baocongthuong
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn