18:34 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ kinh tế tổng hợp

Thứ tư - 22/07/2015 20:29
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, anh Đặng Văn Quang, dân tộc Dao, ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình (Yên Bái) là con trai út trong một gia đình có 8 anh chị em. Năm 2002, anh Quang xây dựng gia đình cùng chị Tướng Thị Lan, cũng là người Dao cùng xã.
Ban đầu, còn chưa biết làm gì để cải thiện cuộc sống, anh Quang đã đi tìm hiểu những mô hình làm kinh tế hay và hiệu quả trong xã và các địa phương lân cận. Về sau anh chọn cho mình hướng phát triển kinh tế từ làm nông nghiệp, trồng rừng và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với trên 2 ha đồi rừng được chia ra làm nhiều khu, vợ chồng anh đã trồng cây bạch đàn là loại cây rất thích hợp với đất đai, khí hậu tại địa phương.

Bạch đàn là cây trồng giúp nhiều hộ đồng bào thoát nghèo.



Biết bạch đàn phát triển nhanh, chỉ từ 4 - 5 năm đã có thể cho thu hoạch, vì vậy anh Quang sắp xếp lịch trồng, khai thác hợp lý để không cho đất nghỉ, đất trống. Đến chu kỳ khai thác, hàng năm, cây đạt tiêu chuẩn được thu hoạch cuốn chiếu, cho thu về từ 40 - 50 triệu đồng. Cùng với đó, với hơn 3 sào đất vườn anh Quang đã xây dựng hệ thống chuồng trại gọn gàng, sạch sẽ để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. 

Anh Quang chia sẻ: "Trong chăn nuôi, mình luôn cố gắng chọn những loại con giống tốt, chất lượng, khỏe mạnh, không bệnh tật và phải được chăm sóc, tiêm phòng thật tốt để còn giữ làm con giống, về sau sẽ không phải đi tìm mua con giống ở đâu nữa".

Nhìn đàn lợn của vợ chồng anh đã thấy đảm bảo liên tục có sự kế tiếp, lứa gối lứa. Khi lợn đạt trọng lượng 60 kg trở lên thì xuất chuồng, trung bình mỗi năm gia đình anh bán ra thị trường từ 1 - 2 tấn lợn hơi. Gia đình anh còn có hơn 3 sào lúa, mỗi năm gieo cấy hai vụ đảm bảo dư lương thực cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Không chỉ phát triển chăn nuôi trồng trọt, anh Quang còn năng động, nhạy bén với những nhu cầu thực tế của xã hội như đầu tư máy xay xát phục vụ bà con trong thôn. Năm 2013, vợ chồng anh tiếp tục đầu tư mua xe ô tô để chở thuê các loại vật liệu xây dựng và gỗ rừng trồng của người dân trong thôn và các xã lân cận đến nơi tiêu thụ.

Nhờ tư duy năng động, dám nghĩ, dám làm, anh Đặng Văn Quang đã thoát nghèo trở thành hộ khá giả trong thôn. 
Theo baotintuc.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: gia đình

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 284

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 283


Hôm nayHôm nay : 58832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 821637

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64807581