23:38 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ mô hình VAC tổng hợp

Thứ năm - 03/11/2016 23:18
Xuất phát điểm là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhờ mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, gia đình chị Nguyễn Thị Loan ở khu Long Vỹ (phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) phát triển mô hình trang trại tổng hợp cho doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Theo chân Chủ tịch Hội Làm vườn phường Đình Bảng Nguyễn Văn Hoành, đến thăm trang trại của gia đình chị Nguyễn Thị Loan, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là sự ngăn nắp, sạch sẽ. Bên ấm trà xanh, chị Loan nhớ lại: Năm 2000, khi địa phương có chủ trương chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, gia đình tôi mạnh dạn chuyển đổi gần 1ha, xây dựng mô hình VAC tổng hợp. Trang trại được chia thành 3 khu sản xuất, bao gồm: Hơn 7.000m2 ao, nuôi thả các loại cá truyền thống; khu chuồng trại nuôi lợn thịt, lợn đẻ và khu chuồng nuôi gia cầm.

Vạn sự khởi đầu nan, khi mới thực hiện mô hình, gia đình chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, xử lý dịch bệnh và không có đầu ra ổn định nên thua nhiều hơn thắng. Không nản chí, chị Loan tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tích cực học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước áp dụng vào chuồng trại nhà mình. Chị thường xuyên liên hệ với cán bộ thú y để chủ động tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, bảo đảm nền chuồng khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
 
Chị Nguyễn Thị Loan chăm sóc đàn lợn.
 
Đến nay, khu ao nuôi của gia đình cho thu hoạch 4-5 tấn cá mỗi năm với các loại cá chủ yếu là trắm, chép. Hệ thống chuồng trại được xây dựng theo công nghệ mới, thường xuyên nuôi 120-150 lợn thịt, lợn đẻ, cho doanh thu mỗi năm 1,5-2 tỷ đồng. Chuồng nuôi hơn 300 con gà, vịt được áp dụng công nghệ đệm lót sinh học nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt. Xung quanh chuồng trại, gia đình chị xây bể Biogas liên thông xử lý nước thải, trồng rau và cây ăn quả nâng cao hiệu quả kinh tế. Trừ chi phí, trang trại của gia đình chị cho thu về 300-500 triệu đồng/năm.

Cùng với phát triển kinh tế trang trại, gia đình chị Loan còn đầu tư máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Gia đình chị hiện có 2 máy cày và 1 máy gặt đập liên hoàn, nhận làm dịch vụ cho các hộ dân trong vùng. Ông Nguyễn Văn Hoành đánh giá: Gia đình chị Loan là một trong những gương điển hình về phát triển kinh tế VAC tại địa phương. Sự say mê tìm tòi, sáng tạo trong sản xuất không chỉ giúp cho trang trại của gia đình mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần thay đổi nhận thức, cách làm ăn của nhân dân trong vùng, giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Theo Báo Bắc Ninh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 337

Máy chủ tìm kiếm : 34

Khách viếng thăm : 303


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1280586

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71507901