11:02 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ mô hình VACR

Thứ tư - 23/10/2013 22:44
Với 15ha đồi rừng, 1ha ao thả cá cộng với 2 dãy chuồng nuôi lợn được áp dụng theo mô hình vườn-ao-chuồng-rừng (VACR), gia đình chị Văn Thị Xuân ở tổ 8A, thị trấn Yên Bình (Yên Bình - Yên Bái) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Kết hôn năm 1984, cuộc sống khó khăn khiến vợ chồng chị Xuân phải rời Bình Lục (Hà Nam) lên khai hoang, phát triển kinh tế ở Yên Bái. Những ngày đầu mới gây dựng sự nghiệp ở vùng đất mới, chẳng hề than nghèo, kể khổ, vợ chồng chị Xuân cứ chăm chỉ làm thuê làm mướn, khai hoang lấy đất sản xuất. Năm 1993, khi huyện Yên Bình có chính sách giao đất giao rừng, thấy đây là cơ hội không thể bỏ lỡ, vợ chồng chị nhận 13ha trồng bạch đàn. Qua các lớp tập huấn của Trạm Khuyến nông, chị được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật trong ươm cây giống, trồng rừng, nhờ đó, rừng của gia đình luôn xanh tốt, đến kỳ khai thác cho sản lượng cao, đem lại nguồn thu lớn. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, gia đình chị đã khai thác 7ha rừng trồng đến kỳ thu hoạch, trung bình cho thu khoảng 60 triệu đồng/ha, trừ chi phí, lãi gần 300 triệu đồng.

Thấy quỹ đất của gia đình vẫn còn, cộng thêm tính siêng năng, cần cù, anh chị quyết định đầu tư nuôi lợn. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên chị chỉ nuôi vài con, sau đó nuôi thêm lợn nái để chủ động nguồn giống. Cứ thế, vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, chị từng bước mở rộng quy mô. Đặc biệt, khi tỉnh Yên Bái có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, vợ chồng chị không ngần ngại đầu tư. Có thời điểm, trong chuồng nhà chị nuôi gần 10 con lợn nái và hơn 50 con lợn thịt. Riêng năm 2012, chị Xuân xuất bán 60 con lợn thịt, trọng lượng trung bình 100kg/con, với giá bán 35.000 đồng/kg, thu lãi hơn 30 triệu đồng.

Tận dụng chất thải chăn nuôi, gia đình chị đào hơn 1ha ao thả cá, chủ yếu nuôi cá chép, trắm cỏ, rô phi đơn tính, chim trắng… Mỗi năm chị thu 2 lần, sản lượng 2,5 tấn cá/năm, với giá trung bình 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu lãi 60 triệu đồng.

Ngoài ra, hơn 200 con gà Mía và 100 khóm măng tre Bát độ đang cho thu hoạch cũng đem lại cho gia đình chị nguồn thu hơn 20 triệu đồng/năm. Chị Xuân chia sẻ: “Khi mới bắt tay vào chăn nuôi, tôi gặp nhiều khó khăn do kinh nghiệm ít, vốn mỏng. Đó là chưa kể dịch bệnh triền miên, trong khi giá cả thị trường lên xuống thất thường nên nhiều lúc cũng nản. Qua các lớp tập huấn của cán bộ khuyến nông, tôi được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật nên chăn nuôi khá hiệu quả. Năm tới, vợ chồng tôi quyết tâm gây dựng đàn nái mới để chủ động chất lượng đàn lợn giống”.

Minh Phượng
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 364


Hôm nayHôm nay : 50980

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1110240

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72792949