00:24 EDT Chủ nhật, 21/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt

Chủ nhật - 15/01/2017 06:50
Thời gian qua, tại các địa phương trên địa bàn huyện Vân Đồn đã xuất hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi tiêu biểu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhiều hộ gia đình đã giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt của gia đình anh Lê Văn Quang ở thôn 5, xã Hạ Long là một trong những điển hình như vậy.
Nhờ phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rau, gia đình anh Lê Văn Quang, thôn 5, xã Hạ Long đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định.
Nhờ phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rau, gia đình anh Lê Văn Quang, thôn 5, xã Hạ Long đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà được xây dựng khang trang, anh Quang đã chia sẻ về quá trình làm ăn của gia đình mình với rất nhiều khó khăn và vất vả. Anh tâm sự: Hai vợ chồng tôi lấy nhau đều không có việc làm ổn định, mặc dù đi làm thuê nhiều nghề nhưng thu nhập chẳng được là bao, khó khăn vẫn chồng chất khó khăn. Phải làm gì để thoát nghèo, đó là câu hỏi luôn đặt ra đã thôi thúc tôi và gia đình quyết tâm phải làm bằng được.

Với quyết tâm đó, anh Quang đã tích cực làm giàu trên đồng đất của quê hương mình. Từ năm 1990 anh bắt đầu nuôi lợn, dần dần có được kinh nghiệm và nhờ được tham gia các lớp tập huấn về KHKT tại địa phương, anh bắt đầu mở rộng quy mô chăn nuôi với 2 khu chuồng trại cùng hệ thống máng ăn, nước uống được bố trí khoa học, hợp lý. Trung bình một năm anh nuôi trên 180 con lợn. Cũng giống như các hộ chăn nuôi khác tại địa phương, đối với anh Quang, điều quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công trong chăn nuôi, đó là yếu tố kỹ thuật.

Anh cho biết: Đây là việc làm thường xuyên và được anh đặc biệt chú trọng ngay từ khi mua con giống về nuôi. Giống tốt, nhưng phải phòng bệnh, trị bệnh hiệu quả thì chăn nuôi mới có lãi. Hàng tháng, anh đều tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi theo đúng hướng dẫn của cán bộ thú y xã. Do đó, đàn lợn nhà anh đều rất khoẻ mạnh, phát triển tốt, hầu như không có dịch bệnh lớn xảy ra. Kinh nghiệm chăn nuôi của anh Quang bên cạnh yếu tố kỹ thuật lựa chọn con giống, tiêm phòng dịch bệnh, còn là khâu vệ sinh khu vực chăn nuôi và bố trí chuồng trại hợp lý, khoa học. Đây là điều mà anh Quang được các hộ dân trong và ngoài thôn đánh giá rất cao. Định kỳ anh đều mua bổ sung vôi bột rắc xung quanh khu vực chăn nuôi, mua thuốc khử trùng tiêu độc phun quanh chuồng trại. Chất thải của vật nuôi được gia đình anh thu gom cho vào hầm biogas để đảm bảo môi trường trong lành, đồng thời tăng nguồn điện thắp sáng phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi. Tuy giá cả nhiều lúc bấp bênh, song hiệu quả kinh tế mang lại cho gia đình anh là rất khả quan. Trung bình mỗi năm, trừ chi phí về con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, anh thu lãi khoảng trên 300 triệu đồng. Đặc biệt, những năm qua, anh Quang được các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể địa phương biểu dương, khen thưởng nhờ tinh thần ham học hỏi, lòng quyết tâm trong phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống văn hoá ở khu dân cư.

Ngoài chăn nuôi, anh Quang còn được nhiều người biết đến là một trong những nông dân trồng rau, củ, quả vào “top” đầu ở địa phương. Với việc chịu khó học hỏi, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác, góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Mùa nào, thức ấy gia đình anh thu nhập từ trồng bí xanh, rau ngót, đỗ đũa và một số loại rau khác khoảng 200 triệu đồng, trừ chi phí mỗi năm thu lãi khoảng 150 triệu đồng từ việc trồng rau xanh. Hiện nay tổng thu từ nuôi lợn và trồng rau của gia đình anh Quang khoảng trên 800 triệu đồng/năm.

Anh Quang cho biết: Thời gian tới, anh sẽ đầu tư sửa chữa, nâng cấp chuồng trại, mở rộng quy mô nuôi lợn và trồng rau. Hiện nay, các loại rau xanh của gia đình làm ra đều được những người mua buôn đến tận vườn để lấy hàng nhưng cũng không đủ cung cấp.

Với sự nỗ lực trong thực hiện mô hình kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi của gia đình anh Lê Văn Quang đang là giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình, góp phần quan trọng vào việc giảm nghèo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

Theo Hiểu Trân/Báo Quảng Ninh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 287

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 286


Hôm nayHôm nay : 27930

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 936231

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64922175