20:13 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ mô hình nuôi chim cút và trồng cây ăn quả

Thứ sáu - 22/06/2018 11:17
Ông Hà Văn Thành, xóm Lãi, xã Tây Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) đã dám nghĩ, dám làm và là người tiên phong đưa giống chim cút về nuôi tại địa phương. Với chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi và dễ tiêu thụ sản phẩm, đây được xem là mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình.

 

Sau khi tìm hiểu trên thị trường về loài chim cút và tham quan thực tế tại một số trang trại nuôi nên đã thôi thúc trong ông. Và từ năm 2010 ông Thành đã “bén duyên” với loài chim cút. Với số vốn 20 triệu đồng trong tay ông đã đầu tư mua 1.000 con giống tại trại giống ở Phú Xuyên - Hà Nội. Để có kiến thức chăn nuôi ông đã đến các cơ sở chăn nuôi chim cút để học hỏi cách làm, cách chăm sóc. Nhờ vận dụng tốt kiến thức trong thời gian học hỏi và tích cực tìm hiểu các kiến thức trên sách báo nên đàn chim cút của gia đình ông phát triển tốt.

Khu chăn nuôi chim cút được ông thiết kế xây dựng trên diện tích khoảng 360mvới tổng 120 lồng nuôi chia làm nhiều tầng, gọn nhẹ và có hệ thống máng ăn, nước uống. Mỗi lồng có chiều dài 1m, rộng 1m và cao 20cm, trung bình mỗi lồng như vậy nuôi được 25 – 35 con/lồng (đối với mùa nóng) và nuôi 50 con/lồng (đối với mùa đông). Quan sát khu chuồng nuôi của gia đình ông rất thoáng mát, sạch sẽ và đặc biệt là cách xã khu dân cư tránh được dịch bệnh.

Ông Hà Văn Thành chia sẻ: Qua 8 năm nuôi có những lúc trại nuôi chim cút của gia đình lên tới 5.000 – 6.000 nghìn con, còn trung bình 1.000 – 3.000 nghìn con/lứa. Chim cút dễ nuôi nhưng để nuôi số lượng lớn là chuyện không hề đơn giản. Người nuôi thường xuyên theo dõi, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh để chim khỏe mạnh thì yêu cầu chuồng trại luôn sạch sẽ, thường xuyên dọn vệ sinh và phun thuốc khử trùng. Yếu tố quan trọng nữa là thức ăn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để chim phát triển khỏe mạnh.

 

Ông Thành bên dãy chuồng nuôi chim cút của gia đình

 

Một, hai năm đầu khi nuôi chim cút ông Thành chủ yếu cho chim ăn thức ăn công nghiệp nhập từ các nhà máy là chính với chi phí đắt mà nhiều khi không đảm bảo chất lượng đầu vào. Với suy nghĩ làm sao giảm được chi phí thức ăn trong chăn nuôi, ông thành đã tự mua các sản phẩm nông nghiệp như cá khô, đậu tương, ngô, cát… phối trộn lẫn nhau. Nhờ vậy ông đã giảm được chí phí mà còn kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng trong chăn nuôi.

Ngoài việc chế biến thức ăn lên men, ông Hà Văn Thành còn dùng thảo dược để phòng bệnh cho chim. Với các loài cây như: kinh giới, bạc hà, lá thầu dầu, cây cỏ sữa, tỏi ngâm… tất cả các loại cây và lá được đun lên và để mguội hàng ngày cho chim uống. Nhờ làm tốt khâu phòng bệnh mà chim sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, chim lớn nhanh, thịt thơm ngon và dai được thị trường ưa chuộng.

Thời gian nuôi chim cút khoảng 55 ngày là xuất chuồng, với giá bán hiện nay như gia đình ông thịt sẵn là 14.000 đồng/con chim đực và 16.000 đồng/con chim mái. Sản phẩm thịt chim cút và trứng được ông xuất đi Hà Nội vào các nhà hàng, một phần khách đặt phục vụ đám cưới trong tỉnh Hòa Bình. Năm 2017, gia đình ông xuất ra thị trường 1,7 vạn con chim thương phẩm, thu về lợi nhuận 80 triệu đồng.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình bằng việc nuôi chim, gia đình ông còn trồng cây ăn quả với các loại cây như: cam V2 (700 gốc), thanh long ruột đỏ (100 trụ), ổi Đài Loan (hơn 100 gốc). Năm 2017 cây thanh long ruột đỏ và ổi Đài Loan đã cho thu hoạch và mang lại doanh thu gần 90 triệu đồng từ cây ăn quả.

Với thành quả đạt được, năm 2013 gia đình ông được Chủ tịch UBND huyện Cao Phong tặng Giấy khen “Hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi” và vinh dự hơn là ông Thành đã đạt giải ba trong Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hòa Bình lần thứ 5 (2014 – 2015) với sáng kiến “Sử dụng thảo dược phòng trị bệnh đường ruột và chế biến thức ăn lên men nhằm nâng cao hiệu quả nuôi chim cút”./.

Theo Đình Thủy/khuyennongvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 578


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1347871

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74394842