16:15 EDT Chủ nhật, 28/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ nuôi bồ câu pháp

Thứ bảy - 30/09/2017 07:48
Do đồng lương không đủ trang trải cuộc sống, nuôi con cái ăn học, nên anh Ngô Quế, giáo viên ở thị trấn Krông Kmar (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) luôn trăn trở làm cách nào để có thêm thu nhập lo cho gia đình.

Năm 2011, anh tình cờ đọc thông tin trên báo chí về những mô hình chăn nuôi giỏi trong đó có mô hình nuôi bồ câu Pháp ở miền Bắc. Sau khi tham khảo ý kiến từ các chuyên gia ngành nông nghiệp địa phương, anh Quế đã đầu tư 40 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 50 cặp bồ câu bố mẹ về nuôi thử nghiệm.

Anh Quế đang chăm sóc bồ câu.
Anh Quế đang chăm sóc bồ câu.

Từ một trang trại chỉ có quy mô khoảng 70 m2, đến nay, trang trại của anh đã có quy mô trên 300 m2 với hơn 600 cặp bồ câu bố mẹ. Trung bình mỗi năm anh xuất bán trên 7.000 cặp bồ câu giống, với giá từ 400.000 - 600.000 đồng/cặp, cho thu nhập trên 300 triệu đồng. Năm 2013, anh còn xây dựng một website gây dựng thương hiệu Bồ câu Pháp Quế Hoa.

Theo anh Quế, việc nuôi bồ câu Pháp không mấy khó khăn bởi thức ăn cho loại chim này chủ yếu là từ ngô, lúa dễ dàng tìm mua. Chuồng trại làm khá đơn giản, thân lồng bằng gỗ tạp, xung quanh được bao bằng lưới B40 thoáng mát. Mỗi lồng rộng từ 5 - 10 m2, được chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn thả nuôi từ 1 - 2 con chim bồ câu. Đặc biệt, giống bồ câu Pháp là loại rất ít dịch bệnh, thường thì 3 - 4 ngày vệ sinh chuồng trại một lần. Bồ câu là loài sinh trưởng nhanh, nuôi 6 tháng là chúng bắt đầu sinh sản, mỗi cặp bồ câu có thể đẻ 8 - 10 lứa/năm. Chim bồ câu tự ấp trứng và nuôi con, mỗi cặp sinh sản được bố trí nuôi trong lồng riêng, lấy lá khô hay rơm rạ để làm ổ cho chim non ở. Anh Quế chia sẻ thêm: “Hiện nay có hai cách nuôi bồ câu Pháp là nuôi theo quần thể và nuôi theo cá thể. Nếu như nuôi theo quần thể thì ưu điểm là ít tốn kém làm chuồng trại, thuận tiện cho việc chăm sóc nhưng lại dễ xuất hiện bệnh tật, khó phân loại chim và năng suất chỉ đạt khoảng 60%. Còn nuôi cá thể theo từng cặp tuy tốn công làm chuồng, chăm sóc tỉ mỉ hơn nhưng năng suất đạt tới 90%... Công việc chăm sóc bồ câu Pháp của tôi cũng khá đơn giản, ít tốn kém thời gian, mỗi ngày tôi chỉ cần bỏ ra khoảng 3 giờ cho cả hai buổi là xong hết mọi việc”.

Trang trại nuôi bồ câu Pháp của anh Quế hiện đang là địa điểm được nhiều nông dân khắp nơi tìm đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Anh dự định đến cuối năm nay sẽ tiếp tục hoàn thiện việc mở rộng xây dựng hệ thống chuồng trại quy mô lớn gấp 5 lần như hiện nay. Ngoài nuôi cung cấp giống cho bà con, anh còn dự kiến nuôi thương phẩm bởi nhu cầu của các nhà hàng, quán ăn đang rất lớn.

 
 
 

Bá Thăng

Báo Đắk Lắk


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 310

Máy chủ tìm kiếm : 23

Khách viếng thăm : 287


Hôm nayHôm nay : 58801

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1360601

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65346545