19:44 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ nuôi thỏ sinh sản

Thứ ba - 10/10/2017 00:11
Nhờ chịu khó học hỏi, mạnh dạn sản xuất, chị Ung Thị Bích Dân ở thôn Phú Vang, xã Bình Kiến, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) đã thành công với mô hình nuôi thỏ sinh sản.

Làm giàu từ nuôi thỏ sinh sản

Ảnh: Đức Huy

Năm 2011, tốt nghiệp đại học, chị Dân xin vào làm việc tại một công ty ở Kon Tum. Làm được hơn 1 năm thì chị lập gia đình và theo chồng về quê sinh sống. “Lúc bấy giờ bản thân không có việc làm, cả gia đình sống nhờ vào đồng lương cán bộ y tế xã ít ỏi của chồng nên kinh tế rất khó khăn”, chị Dân tâm sự.
Chị đã cất công tìm tòi, nghiên cứu những mô hình làm kinh tế và tình cờ thấy mô hình nuôi thỏ của trại thỏ Quốc Cường ở TP.Đà Nẵng nên có ý định thực hiện. “Suy nghĩ của mình là vậy, nhưng vì chưa có kinh nghiệm, vợ chồng chuyển sang nuôi gà Đông Tảo”, chị Dân kể lại.
Nuôi hơn 1 năm, đàn gà phát triển khá tốt nhưng lại “bí” đầu ra nên chị Dân mạnh dạn dẹp bỏ gà và chuyển sang nuôi thỏ. Tận dụng trại gà, chị đầu tư lắp đặt 2 dãy chuồng nuôi thỏ bằng thép theo dạng chuồng hở, cách mặt đất khoảng 1 m. Ban đầu chị mua 20 con thỏ giống New Zealand trắng từ trang trại thỏ Quốc Cường và một số thỏ cỏ từ các thương lái về cho phối giống để gầy đàn. Chị phải đặt mua giống từ nhiều nơi để hạn chế tình trạng phối giống cận huyết, tránh thoái hóa.
Chị Dân cho biết: “Mặc dù đã tìm hiểu rất kỹ nhưng khi bước vào nuôi thực tế thì mình mới thấy được vô vàn khó khăn. Thỏ là loài có sức đề kháng kém nên hay bị bệnh, nhất là các bệnh tiêu chảy, ghẻ và bệnh đường hô hấp. Thời gian mới nuôi tỷ lệ thỏ bị hao hụt lên đến 50%, phần lớn do bị tiêu chảy”.
Vượt qua những khó khăn do dịch bệnh, trại thỏ của chị Dân lại gặp phải vấn đề về chất thải. Khi đàn thỏ bắt đầu được nhân lên, thì lượng chất thải cũng gia tăng gây mùi hôi. Chị học hỏi và tìm hiểu nhiều mô hình nuôi heo, gà trên đệm lót sinh học. Trên nền đất phía dưới các dãy chuồng, chị đầu tư làm lớp đệm lót sinh học. Toàn bộ phân, nước tiểu của thỏ được xử lý qua lớp đệm không còn mùi. Lớp đệm còn hạn chế mầm bệnh phát sinh, góp phần bảo vệ môi trường. Từ khi có đệm lót, đàn thỏ ít bệnh hơn hẳn, đặc biệt là các bệnh hô hấp và ghẻ ở da.
Theo chị Dân, so với các loại vật nuôi khác thỏ có nhiều ưu điểm như dễ ăn, thức ăn của thỏ chủ yếu là các loại cỏ, lá cây, rơm rạ, cám gạo... Thỏ lại sinh sản dày. Bình quân mỗi năm 1 con thỏ sinh được từ 6 - 8 lứa, mỗi lứa đẻ từ 8 - 10 con. Sau hơn 1 năm nuôi, đến nay đàn thỏ của chị Dân đã có được 60 con giống, còn thỏ con và thỏ thịt có đến hàng trăm con. Mỗi năm chị Dân cung cấp ra thị trường hơn 2.000 con giống với giá 100.000 đồng/kg, thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Nguồn tin: bizlive.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 272

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 271


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 391476

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73438447