02:22 EDT Chủ nhật, 21/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ trồng dâu nuôi tằm

Thứ năm - 12/01/2017 07:44
Từ năm 2014 đến nay, gia đình anh Bùi Đình Sơn (buôn Mduk, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột) đã chuyển đổi 6 sào đất sản xuất không hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng (đã trừ chi phí), gấp nhiều lần thu nhập trước đây trên cùng diện tích.

Trước đó, khu đất này vốn trồng cây sắn, đất nghèo dinh dưỡng, năng suất sắn thấp cộng với giá trị sản phẩm sắn không cao, thị trường không ổn định nên chủ nhân của khu đất loay hoay không phát triển được gì trong thời gian dài. Là một nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhìn khu đất anh Sơn nghĩ ngay đến việc phát triển trồng dâu nuôi tằm. Anh đã mạnh dạn thuê lại khu đất và chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm trong hai năm qua. Vốn sinh sống nhiều năm ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) nơi nổi tiếng với nghề dâu tằm trước khi đến lập nghiệp ở Đắk Lắk nên anh Sơn có nhiều kinh nghiệm để phát triển hướng sản xuất này.

 lam giau tu trong dau nuoi tam hinh anh 1

Anh Sơn giới thiệu giống dâu được anh chọn trồng cho tằm ăn lấy kén.

Hiệu quả của việc khai thác tiềm năng về năng suất kén từ nuôi tằm phần lớn do thức ăn của tằm (lá dâu) quyết định, vì vậy anh Sơn bắt tay vào trồng dâu. Lúc đầu anh trồng 3 loại dâu để đánh giá sự thích nghi của từng giống dâu đối với đất đai, thời tiết, khí hậu, khả năng kháng sâu bệnh, định mức năng suất lá… Đến nay anh đã chọn được một giống dâu siêu cành, lá dày phù hợp với điều kiện Tây Nguyên. Dâu trồng bốn tháng đã cho thu hoạch, cứ một sào dâu sau 6 tháng trồng là nuôi được một hộp trứng tằm cho sản phẩm từ 45-50 kg kén, sau đó tiếp tục nuôi gối đầu, cứ 10 ngày nuôi lứa tiếp theo. Với diện tích 6 sào dâu đang trồng, mỗi tháng anh nuôi 6 hộp trứng, thu hoạch khoảng 270 ký kén, với giá kén trung bình 125.000 đồng/kg như hiện nay, một năm trừ chi phí, gia đình anh thu nhập hơn 230 triệu đồng.

Anh Sơn chia sẻ: “Tơ tằm là một sản phẩm có giá trị cao, trên thị trường hiện nay nhu cầu kén rất lớn. Riêng Đắk Lắk, trồng dâu nuôi tằm không phải là loại hình sản xuất phổ biến, sản lượng chưa nhiều “cung chưa đáp ứng cầu” nên sản phẩm kén làm ra bao nhiêu thì đại lý trên địa bàn thu mua bấy nhiêu. Nghề trồng dâu nuôi tằm đầu tư không nhiều, đất trồng dâu không đòi hỏi dồi dào dinh dưỡng nên có thể chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm để tăng thêm thu nhập”.

Ngoài việc trồng dâu nuôi tằm, gia đình anh Sơn còn trồng các loại hoa cúc để cung cấp cho thị trường nội tỉnh. Mỗi năm gia đình anh Sơn có thu nhập lên đến vài trăm triệu đồng từ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, anh còn tạo công ăn việc làm cho một số lao động tại địa phương, với thu nhập vài triệu đồng/người/tháng.     

 
Theo Cẩm Lai (Báo Đắk Lắk)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 167


Hôm nayHôm nay : 31732

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 940033

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64925977