08:25 EDT Thứ tư, 24/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ xưởng mộc gia công

Chủ nhật - 27/08/2017 19:08
Sau 14 năm vất vả chứng minh tay nghề, cơ sở mộc gia công của vợ chồng chị Võ Thị Ngọc Hà (SN 1983, tổ 8, phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã khẳng định được uy tín với nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Võ Thị Ngọc Hà cho biết: “Khi mới cưới nhau, vợ chồng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì không có đất ở, không có đất sản xuất. Tôi  đi làm kế toán cho một công ty tư nhân với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng còn anh Dương (chồng chị Hà-P.V)  thì làm nhân viên tiếp thị, thu nhập không ổn định. Suy đi tính lại, năm 2003, vợ chồng tôi quyết định mở xưởng mộc gia công”.
 
Chị Võ Thị Ngọc Hà đam mê với nghề mộc. Ảnh: P.L
Chị Võ Thị Ngọc Hà đam mê với nghề mộc. Ảnh: P.L

Trước đây, anh Dương từng làm thêm ở một số xưởng mộc nên có kiến thức cơ bản về gỗ và cách chế tác các sản phẩm từ gỗ. Khi quyết định mở xưởng, vợ chồng chị Hà gặp rất nhiều khó khăn về vốn, địa điểm sản xuất… Gia đình nội ngoại đều khó khăn nên không hỗ trợ được nhiều, với số vốn ít ỏi tích cóp được và vay mượn thêm 20 triệu đồng từ  ngân hàng, bước đầu anh chị chỉ xây dựng được một xưởng nhỏ. Chị Hà cũng chịu khó học hỏi kỹ thuật gia công từ chồng. Vì đam mê và cũng có năng khiếu nên chị nắm bắt các kỹ thuật khá nhanh. Tuy nhiên, do xưởng sản xuất của vợ chồng chị nhỏ nên gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhiều lúc phải nhận gia công lại sản phẩm cho các cơ sở mộc khác, chủ yếu lấy công làm lãi. Chị Hà còn phải tự đi tìm kiếm thị trường để giới thiệu sản phẩm và tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng để sản xuất sản phẩm cho phù hợp.

Nhờ chịu khó nắm bắt thị trường và tỉ mỉ trong khâu sản xuất, chất lượng sản phẩm của vợ chồng chị Hà làm ra luôn đảm bảo và có mẫu mã đẹp. Từ đó, xưởng mộc của vợ chồng chị nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách. Khi tích lũy được một số vốn, chị Hà lại trang bị thêm một số máy móc hiện đại hơn cho xưởng mộc. Cứ như thế, đơn hàng ngày càng tăng, chị phải thuê thêm người để phụ giúp.  Chị Hà bộc bạch: “Vợ chồng tôi đến với nghề mộc như một cái duyên, bản thân tôi là phụ nữ nhưng không hiểu sao cũng rất đam mê và có năng khiếu với nghề này. Nghề mộc đòi hỏi sự kỳ công, muốn làm ra những sản phẩm tốt thì người thợ phải đề cao chữ tín, tính kiên nhẫn và sự khéo léo, sáng tạo. Có đam mê và chịu khó học hỏi, đầu tư thì mới sống được với nghề”.

 

Anh Phạm Quốc Hưng-Bí thư Đoàn phường Yên Thế: “Với sự chịu khó và quyết tâm theo nghề, gia đình chị Hà đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho bản thân. Bên cạnh đó, xưởng mộc của chị còn góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên ở địa phương, tạo cơ sở và niềm tin để đoàn viên gắn bó với tổ chức Đoàn cơ sở. Đây là một điển hình thanh niên “lập thân, lập nghiệp” làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”.

Hiện tại, xưởng mộc của vợ chồng chị Hà chuyên nhận làm bàn ghế, tủ, cửa nhà, giường ngủ và các nội thất theo yêu cầu của khách hàng.  Sản phẩm của xưởng mộc làm ra đều tiêu thụ hết, không chỉ phục vụ bà con trên địa bàn TP. Pleiku mà còn  cả khách hàng ở các vùng lân cận. Doanh thu hàng năm của xưởng mộc đạt trên 400 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, xưởng mộc của chị Hà còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động với mức lương bình quân 7,5 triệu đồng/người/tháng.  

Yêu nghề và có ý chí phấn đấu, sau hơn chục năm miệt mài với nghề, đến nay, xưởng mộc của vợ chồng chị Hà đã xây dựng được thương hiệu riêng. “Nghề mộc đã giúp vợ chồng tôi thoát nghèo, mua được nhà để ở, mua được ô tô để phục vụ kinh doanh. Nghề nào cũng vậy, có vất vả mới có thành công-đó chính là động lực để  tôi cố gắng hơn nữa trong công việc. Hiện tại, quy mô sản xuất kinh doanh của gia đình còn khá hạn chế nên thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thị trường để sản xuất thêm nhiều mẫu mã mới, mở rộng cửa hàng bày bán sản phẩm”-chị Hà chia sẻ thêm.

Theo Phan Lài/Gia Lai.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254


Hôm nayHôm nay : 42772

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1118764

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65104708