21:19 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lần đầu tiên Việt Nam thành công sinh sản nhân tạo cá Ong Bầu

Thứ tư - 25/10/2017 04:49
Cá Ong Bầu là đặc sản ở Huế có giá trị kinh tế cao. Bởi vậy việc nghiên cứu thành công quy trình sản sản nhân tạo giống cá Ong Bầu giúp người nuôi chủ động con giống và mở rộng quy mô hàng hóa.


Nguồn giống cá Ong Bầu bố mẹ trong tự nhiên ngày càng khan hiếm

Vừa qua, Khoa Thủy sản, Đại học Nông lâm Huế vừa xây dựng thành công quy trình nuôi vỗ và kích thích sinh sản nhân tạo cá Ong Bầu. Đây là nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo để sản xuất giống cho loài thủy sản có giá trị kinh tế cao này.

Quy trình sinh sản nhân tạo cá Ong Bầu được TS Lê Văn Dân, Trưởng khoa Thủy sản cùng các cộng sự nghiên cứu từ năm 2016. Các nghiên cứu về quy trình nuôi, kích thích sinh sản, kỹ thuật ấp trừng phù hợp với điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên - Huế đã dần được hoàn thiện để có thể đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm với số lượng lớn.

TS Lê Văn Dân cho biết, trong quá trình nghiên cứu đã gặp nhiều khó khăn vì nguồn giống cá Ong Bầu bố mẹ trong tự nhiên khan hiếm do bị đánh bắt quá mức. Bên cạnh đó môi trường nước bị biến đổi lớn, nhiều vùng đầm, phá bị ngọt hóa làm loài cá này khó lên trứng. Trở ngại lớn nhất chính là tìm nguồn thức ăn phù hợp cho cá con nếu không tỉ lệ chết sẽ là 100%.

Hiện cá Ong Bầu trong môi trường sinh sản nhân tạo có tỉ lệ sống và phát triển bình thường trên 6% số lượng đàn. Loại cá này có giá trị kinh tế rất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu ở địa phương, cá có thể nuôi lồng hoặc trong ao, chúng có thể sống và phát triển trong môi trường nước lợ hoặc nước mặn.


Cá Ong Bầu sinh sản theo quy trình nhân tạo

Nghiên cứu này thành công sẻ cung ứng được số lượng sản phẩm đảm bảo về chất lượng và số lượng cho người dân, qua đó hạn chế việc thu vợt giống cá Ong Bầu từ tự nhiên, góp phần bảo tồn giống cá này một cách bền vững.


TS Lê Văn Dân cho biết nhóm nghiên cứu đang tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất cá Ong Bầu để phục vụ nhu cầu nuôi số lượng lớn

“Cá Ong Bầu trong 6 tháng nuôi có thể đạt đến 50 - 60gr, đây là đồi tượng tiềm năng nên trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để giống cá này không chỉ phát triển tốt với điều kiện khí hậu ở Huế mà còn phù hợp với điều kiện nhiều địa phương trên cả nước”, TS Lê Văn Dân nói.

Theo Minh Tuấn (nongnghiep)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 324


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1001955

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71229270