16:44 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lão nông lên núi làm giàu

Thứ hai - 01/08/2016 12:28
Như một duyên nợ với cao nguyên, ông Đỗ Duy Sửu (SN 1959) đến độ tuổi ngũ thập đã quyết định rời quê hương, lên vùng đất Lâm Hà, để làm kinh tế. Với hành trang mang theo là mấy ngàn gốc tiêu giống mà ông đã gắn bó suốt bao nhiêu năm ở Bình Phước, vườn tiêu tại vùng đất mới của ông đang trở thành mô hình học hỏi của bà con nông dân xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà.
 

Vườn tiêu tiền tỷ
 
Tham quan vườn tiêu rộng bát ngát và xanh tươi với hơn 9.000 gốc của ông Đỗ Duy Sửu, ít ai ngờ rằng, toàn bộ vườn tiêu của ông chỉ mới được hình thành từ 3 năm nay. Nói vậy, không có nghĩa ông là “người mới” với cây hồ tiêu. Ngược lại, gia đình ông ở Bình Phước đã có truyền thống trồng tiêu từ lâu. Vốn có cảm tình với Lâm Đồng từ lâu và luôn mong muốn được an dưỡng tuổi già tại mảnh đất này, năm 2013, bỏ lại cơ ngơi cho con cái ở quê, hai vợ chồng ông Sửu khăn gói lên Lâm Đồng, không quên mang theo giống cây mà ông đã có nhiều gắn bó này. Nhận thấy xã Đan Phượng, Lâm Hà là vùng đất thích hợp cho sự phát triển của cây tiêu, ông Sửu quyết định “dừng chân” tại đây, bắt đầu xây dựng vườn tiêu theo cách riêng của mình.
 
Thời điểm đó, hầu hết người dân ở xã Đan Phượng đều trồng cà phê là cây trồng chính. Ông Sửu quyết định đi ngược lại, chuyển đổi toàn bộ diện tích đất cà phê sang trồng tiêu hữu cơ. Tự tin với những kinh nghiệm sẵn có, ông nghiên cứu thêm về khí hậu, thổ nhưỡng của Lâm Đồng để tìm phương pháp chăm sóc thích hợp cho cây hồ tiêu. Bắt đầu với 3.000 gốc hồ tiêu trên diện tích đất 1,5 ha, cho đến nay, vườn tiêu của ông đã được mở rộng lên 5 ha với trên 9.000 gốc. Sau 3 năm trồng và chăm sóc, đã có 5.000 cây đồng loạt cho trái. Năm 2015, vườn tiêu của ông Sửu cho thu hoạch trên 10 tấn tiêu khô, mang lại tổng thu nhập trên 1 tỷ đồng. Theo ông Sửu, với giá hiện tại,1 hecta hồ tiêu có hiệu quả kinh tế cao gấp 15 lần 1 hecta cà phê. Chính vì vậy, ông đang có ý định mở rộng thêm diện tích trồng tiêu của mình trong thời gian tới.
 
Ông Sửu cho biết, tiêu là loại cây dễ trồng, chi phí chăm sóc thấp nhưng hiệu quả kinh tế lại cao. Vì hồ tiêu khá nhạy cảm với phân bón hóa học nên ông quyết định trồng theo phương pháp hữu cơ, sử dụng chủ yếu phân bón hữu cơ. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng trụ bê tông, ông trồng cây keo để làm trụ cho hồ tiêu, cách làm này vừa tiết kiệm phân bón và nước tưới, vừa tạo bóng mát cho cây tiêu, từ đó mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Áp dụng kinh nghiệm của dân gian: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, ông vẫn trung thành với giống hồ tiêu gắn bó từ Bình Phước, nhưng luôn chọn cây giống một cách cẩn thận và kỹ lưỡng để đảm bảo cây kháng bệnh tốt và có khả năng phát triển khỏe mạnh.
 
Chia sẻ kinh nghiệm
 
Trước ông Đỗ Duy Sửu, đã có nhiều người dân ở xã Đan Phượng thử nghiệm trồng cây hồ tiêu. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm chăm sóc và diện tích trồng nhỏ lẻ, cây hồ tiêu thường xuyên bị sâu bệnh, chậm phát triển, chưa mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Từ 3 năm nay, thấy được hiệu quả kinh tế cao từ vườn tiêu của ông Sửu mang lại, nhiều người dân bắt đầu đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm. Với mong muốn tạo điều kiện cho những hộ dân khó khăn có cơ hội làm giàu từ cây hồ tiêu, ông Sửu nhiệt tình tư vấn cách chọn cây giống, cung cấp cây giống đảm bảo chất lượng và kỹ thuật chăm sóc cho người dân. Dẫn chúng tôi tham quan vườn tiêu của ông Sửu, ông Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đan Phượng, vừa tranh thủ hỏi ông Sửu một vài triệu chứng bệnh mà vườn tiêu nhà ông đang gặp phải. Ông Thông cho biết: “Hầu hết những vườn tiêu mới được trồng trong những năm gần đây tại địa phương đều nhờ sự tư vấn và giúp đỡ của anh Sửu. Với nguồn cây giống được cung cấp từ gia đình anh Sửu, bà con hoàn toàn yên tâm vì giống cây được đảm bảo tỉ lệ sống đến 98%. Không những vậy, anh Sửu còn thường xuyên ghé thăm vườn, nhiệt tình chỉ dẫn bà con cách chăm sóc cây, cách phòng tránh bệnh, giúp mọi người tự tin và mạnh dạn hơn trong việc chuyển đổi cây trồng”.
 
Với hiệu quả kinh tế thấy rõ, diện tích trồng hồ tiêu ở xã Đan Phượng đang dần tăng lên qua các năm. Ông Nguyễn Minh Toản, Chủ tịch UBND xã Đan Phượng cho biết, đến giữa năm 2016, tổng diện tích trồng hồ tiêu trên toàn xã được mở rộng lên 50 hecta. Với năng suất và giá cả cao hơn nhiều so với cây cà phê, hiện tại, xã đang khuyến khích người dân chuyển đổi dần diện tích trồng cà phê sang trồng tiêu theo hướng trồng hữu cơ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương theo hướng bền vững.
Theo Báo Lâm Đồng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 117

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 114


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 233963

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73280934