20:49 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lấy bằng đại học về quê nuôi chim cút

Thứ bảy - 21/01/2017 08:39
Tốt nghiệp khoa Tài chính – ngân hàng của Học viện Tài chính, nhưng Mông Thanh Tú (ở thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, Yên Bái) đã quyết định về quê nuôi chim cút. Mô hình nuôi chim cút của Tú đang phát triển tốt, hứa hẹn nhiều thành công.

Sinh ra và lớn lên ở miền núi, gia đình Tú sở hữu một mảnh đất khá rộng, khoảng 6.000m2. Nhà chỉ có 2 mẹ con nên cuộc sống rất khó khăn. Mong cho con không phải vất vả, mẹ đã động viên và Tú thi đỗ vào Học viện Tài chính. Mặc dù vẫn quyết tâm theo học xong đại học, nhưng Tú luôn nung nấu ước mơ về quê làm giàu.

 lay bang dai hoc ve que nuoi chim cut hinh anh 1

Mông Thanh Tú (phải) giới thiệu về mô hình nuôi chim cút đẻ. Ảnh: T.H

Với suy nghĩ đó, trong 4 năm học Tú đã đi nhiều nơi, vừa để thăm gia đình bạn bè, đồng thời tìm đến các mô hình kinh tế cho thu nhập cao để học tập. Tú vô cùng tâm đắc với mô hình nuôi chim cút ở Chương Mỹ (Hà Nội). Năm 2015, Tú tốt nghiệp đại học và về quê thuyết phục mẹ đầu tư xây dựng mô hình nuôi chim cút.

Không có vốn, mẹ Tú đứng ra vay tiền ngân hàng. Tú kết hợp với một người bạn thân cùng chung vốn để xây dựng mô hình. Ban đầu, Tú nuôi 1 vạn con chim giống. Do chưa có kỹ thuật nên chết trên 8.000 con. Thất bại ngay bước đầu, nhưng Tú không nản chí. Với gần 2.000 con chim giống còn lại, Tú mày mò học hỏi trên sách báo tìm hiểu kỹ thuật và cật lực chăm sóc. Sau 2 tháng, lứa chim đầu tiên cũng cho xuất bán, thu về 12 triệu đồng. Mặc dù bị lỗ vốn, nhưng Tú vẫn quyết tâm theo đuổi mô hình. Tuy nhiên để có thêm kiến thức, Tú tạm nghỉ công việc chăn nuôi 2 tháng để đi học hỏi kinh nghiệm ở một số mô hình khác trong tỉnh. Lần này cẩn thận hơn, Tú chỉ nuôi 1.000 con chim giống, tỷ lệ sống đạt gần 90%. Sau 2 tháng nuôi, xuất bán chim thịt thu về 7,5 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 2,5 triệu đồng.

 Áp dụng phương pháp nuôi gối nên Tú có chim thịt xuất bán đều đặn. Bên cạnh chim cút thịt, Tú tiếp tục đầu tư thêm chuồng để nuôi chim đẻ. Từ đầu năm 2016 đến nay, lúc nào trong trang trại của Tú cũng có 1.000 con chim cút đẻ, trừ mọi chi phí bán trứng mỗi ngày Tú có lãi hơn 150.000 đồng. Tú tâm sự: “Qua tính toán, trừ mọi chi phí sau khi bán trứng và chim thịt mỗi tháng mình có lãi khoảng 5 triệu đồng. Thời gian tới mình sẽ tiếp tục mở rộng mô hình tăng số lượng chim thịt và chim đẻ…”.

Theo Triệu Huấn/ Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 280

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 279


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 394438

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73441409