19:09 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lên đồi lập nghiệp

Thứ năm - 10/09/2015 06:26
Nơi mà chúng tôi tạm gọi là nhà của vợ chồng ông Dương Bá Hải ở vùng đồi Bình Thành chỉ là căn chòi nhỏ lọt thỏm giữa bạt ngàn rừng keo tràm, yên tĩnh. Nhưng đối với vợ chồng ông Hải là niềm vui lớn.
http://bannhanong.vn/images/tintuc/normal/bnn_20150910083831_2014_11_29-18_36_12ntbtra.jpg

http://bannhanong.vn/images/tintuc/normal/bnn_20150910083831_2014_11_29-18_36_12ntbtra.jpg

Xem ti vi, đọc báo, ông Dương Bá Hải thấy được nhiều mô hình nông nghiệp ở nhiều nơi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cách đây 8 năm, gom hết số tiền dành dụm được khoảng 700-800 triệu đồng, vợ chồng ông Hải khăn gói lên Bình Thành mua 6.000m2 đất lập trang trại. “Ngày rời phố thị lên vùng đồi Bình Thành lập nghiệp, bà con ai cũng bảo vợ chồng tôi là ngông, “có vấn đề”. Kể ra, bà con nghĩ vậy cũng chẳng có gì lạ cả. Vì gắn bó ở phố thị từ thuở nhỏ, chưa từng nếm trải công việc nặng nhọc, nay lại lên vùng đồi núi lập nghiệp với muôn vàn khó khăn…”, bà Vũ Thị Bích Thảo (vợ ông Hải) tâm sự.

Vợ chồng ông Hải lại nghĩ khác. “Muốn có công việc, nghề nghiệp ổn định, làm giàu chính đáng thì phải đổ mồ hôi, chấp nhận gian khó. Điều quan trọng hơn hết, với vợ chồng tôi lập trang trại là niềm đam mê, ấp ủ từ nhiều năm nay nên quyết tâm biến ước mơ thành hiện thực”, bà Thảo chia sẻ.

Mới lên vùng đồi Bình Thành, vợ chồng ông Hải chỉ nuôi 5 bể ba ba khoảng 2.000-3.000 con. Thiếu kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc nên các vụ nuôi chỉ hòa vốn, thậm chí thua lỗ. Sau nhiều đêm thao thức, tìm hướng làm ăn mới, vợ chồng ông quyết định chuyển sang nuôi gà công nghiệp. Ông thuê nhân công, xe ủi phát quang cây rừng, san ủi mặt bằng mấy tháng ròng rã, từ vùng đất đồi hoang sơ, cỏ mọc um tùm đã “biến” thành trang trại chăn nuôi gà công nghiệp, cây ăn quả. 

Khi trang trại đi vào hoạt động vợ chồng ông tiếp tục bôn ba nhiều nơi để tìm tòi, học tập kỹ thuật sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Vốn có kiến thức, hiểu biết nên vợ chồng ông Hải đã nhanh chóng tiếp cận, dễ dàng tiếp thu kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi và tạo được mối quan hệ với các chợ, siêu thị, nhà hàng, khách sạn nên đầu ra sản phẩm khá thuận lợi. Ông Hải mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi từ 2.000 con gà lên 6.000 con… Điều vui mừng là từ khi khai hoang làm trang trại đến nay chưa hề gặp rủi ro dịch bệnh. Trong những mùa dịch, đàn gà vẫn được bảo vệ an toàn… Gần đây còn chuyển sang nuôi gà đồi, ngan Pháp, vịt xiêm và thỏ.

Dẫn chúng tôi dạo quanh khu vực trang trại, bà Vũ Thị Bích Thảo (vợ ông Hải) chia sẻ: “Chưa bao giờ vợ chồng tôi thấy vui như lúc này. Những ngày đầu mới lên làm trang trại ở đây vẫn cảm thấy có chút lo lắng, nay thì đã khá yên tâm. Trong số các đối tượng, nuôi gà đồi vẫn là chủ lực. Nuôi gà theo phương thức thả rông, ít chi phí đầu tư, lại không xảy ra dịch bệnh, chất lượng sản phẩm cao nên được thị trường ưa chuộng, lãi cao”.

Mấy năm gần đây, nuôi theo phương thức “cuốn chiếu” nên trang trại thường có từ 2.000 con đến 3.000 con gà đồi, có thời điểm đến 4.000 con. Bình quân mỗi tháng xuất bán trên dưới 1.000 con gà, mỗi năm bán 12 lứa với khoảng 12 ngàn con. Theo tính toán của bà Thảo, cứ 1.000 con bà thu lãi từ 25 triệu đến 30 triệu đồng, như vậy mỗi năm lãi trên dưới 300 triệu đồng. Lo ngại nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, nhiều mặt hàng, sản phẩm gia cầm nhập ngoại nên sản phẩm trong nước khó cạnh tranh.

Bà Thảo cho rằng, để đảm bảo sức cạnh tranh, tránh rủi ro, ngoài việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng cần phải đa dạng hóa đối tượng chăn nuôi. Nuôi ngan Pháp (giống nhập từ Pháp đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép nuôi từ nhiều năm nay) là đối tượng được vợ chồng bà Thảo chọn lựa để phát triển sản xuất, cung ứng nhu cầu thị trường. Ngan hiện đang phát triển rất tốt, sắp đến thời kỳ xuất bán. Với giá thị trường hiện nay khoảng 60 ngàn đồng/kg, hứa hẹn sẽ thu lãi khá. Tại trang trại cũng đang nuôi thí điểm 60 con thỏ sinh sản, giống có nguồn gốc Newzealand, California (đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép nuôi). Thỏ đang thời kỳ sinh sản, phát triển tốt sẽ được nhân rộng quy mô trong thời gian đến.

“Từ ngày đến vùng đồi khai hoang lập nghiệp, vợ chồng ông Dương Bá Hải luôn được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện làm trang trại. Mô hình trang trại của ông Hải là một trong những điển hình làm ăn hiệu quả, thu nhập khá cao…”, ông Nguyễn Trung Nhân, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thành đánh giá.

Nguồn: báo Thừa Thiên Huế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 87

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 86


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1209562

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72892271