05:18 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lợi “kép” từ nuôi cá ruộng mùa lũ

Chủ nhật - 16/09/2018 22:14
Nuôi cá trên ruộng lúa trong mùa lũ được nhiều nông dân Hậu Giang thực hiện, bởi mô hình không chỉ mang thu nhập khá, nhẹ công chăm sóc mà còn bổ sung nguồn dinh dưỡng có lợi cho ruộng ở vụ sau.
nc.jpg
Ông Nguyễn Văn Y, ở ấp Mỹ Thuận 2, thăm phần ruộng có diện tích 1ha vừa thả cá.

Phong trào nuôi cá ruộng lúa

Năm nay, bà Trần Thị Thu Cúc, ở ấp 6, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, dành trên 2,5ha ruộng thả nuôi cá. Bà đã thả 50kg cá giống các loại như: mè Vinh, mè trắng, cá trê, cá chép… Do nước lên sớm nên bà đã thả nuôi cách đây 1 tháng, đàn cá phát triển khá tốt. Ngày nào bà cũng ra ruộng để kiểm tra bờ, lưới bao, nhất là sau những đêm mưa lớn.

Không chỉ bà Cúc mà nhiều hộ nuôi xung quanh cũng phấn khởi và hy vọng vào vụ thu hoạch tới vì nghe dự báo nước lũ lên sớm và nhiều hơn mọi năm.

Tại xã Phụng Hiệp,  không khí thả nuôi của người dân cũng sôi nổi không kém, bởi năm nay nhiều hộ có thói quen sản xuất lúa vụ 3 chuyển sang thả nuôi cá ruộng. Ông Nguyễn Trung Trị là một trong số nhiều hộ mới thả nuôi cá ruộng ở ấp Mỹ Thuận 1. Ông Trị thả nuôi 30kg cá giống, gồm cá mè Vinh, mè trắng và cá rô phi trên diện tích hơn 2ha.

Cũng ở cùng ấp, ông Mai Hùng Chiến đã có nhiều năm làm lúa vụ 3 và qua vài mùa nuôi cá cho biết: “Lợi nhuận khi nuôi cá có khi còn cao hơn làm lúa. Trong khi nuôi cá, gia đình còn có thời gian rảnh để trồng rau màu hoặc làm công việc khác kiếm thêm thu nhập”.

Có kinh nghiệm nuôi cá ruộng 3 năm, ông Nguyễn Văn Y, ở ấp Mỹ Thuận 2, xã Phụng Hiệp, chia sẻ: “Những năm trước, tôi thả hơn 15kg cá giống trên diện tích hơn 1ha ruộng. Sau hơn 3 tháng nuôi, thu lợi nhuận 12-15 triệu đồng. Nếu có đợt giá cá thấp thì đem làm mắm để bán cũng có thu nhập, không lo chuyện lỗ vốn”.

Theo ông Y, nuôi cá ruộng không tốn chi phí nhiều cho thức ăn vì tận dụng được lúa chét, rong tảo, sinh vật phù du có sẵn trên ruộng. Đầu vụ, ông cũng như nhiều hộ nuôi xung quanh phải đặt hàng trước 1-2 tuần mới có con giống mang về. 

Ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phụng Hiệp, nhận định: Nuôi cá ruộng tốn ít chi phí, nuôi được nhiều đối tượng khác nhau và mang lại lợi nhuận khá nên được nhiều người áp dụng. Năm nay, diện tích nuôi cá ruộng ở địa phương tăng do nước lũ về sớm và nhiều. Nếu có điều kiện, bà con nên chuẩn bị ao riêng, vừa để ương cá trước khi thả ra ruộng vừa để trữ cá trong trường hợp giá thấp.

Chú trọng “đầu ra”

Theo thống kê của Trạm Khuyến nông huyện Phụng Hiệp, diện tích đã thả nuôi cá ruộng trên địa bàn đạt gần 2.500ha và còn  tăng do nhiều người đang hoàn tất thả nuôi vào cuối tháng. Ngoài Phụng Hiệp, 2 huyện Châu Thành A và Long Mỹ là hai địa phương có diện tích nuôi cá ruộng lớn ở Hậu Giang. Nuôi cá trên ruộng là mô hình dễ thực hiện, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân mà còn cung cấp phân hữu cơ cho vụ lúa kế tiếp, thay vì sản xuất lúa vụ 3 tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tình hình mưa bão diễn biến thất thường, dễ xảy ra ngập úng. Tuy nhiên, người nuôi cần lưu ý: Thường xuyên kiểm tra lưới bao xung quanh, hệ thống cống bọng, gia cố bờ bao để hạn chế sinh vật ăn cá vào ruộng và tránh tình trạng thất thoát cá trong suốt quá trình nuôi.

Theo ông Nguyễn Hoàng Tâm, Phó trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang, ngoài tuân thủ đầy đủ các biện pháp kỹ thuật để tránh thủy sản thất thoát ngoài tự nhiên trong suốt quá trình nuôi, người dân cũng cần lưu ý tìm hiểu kỹ thông tin, nhu cầu thị trường để chọn loại cá nuôi thích hợp, có đầu ra ổn định ở thời điểm thu hoạch để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 Thiên Trang/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 260

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 258


Hôm nayHôm nay : 41891

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1242405

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71469720