00:20 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lượt xem: 52 Những điển hình nông dân làm theo Bác

Thứ tư - 11/12/2019 22:09
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, những năm qua, cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh đã tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động, qua đó xuất hiện nhiều cá nhân điển hình làm theo Bác.

Cấy giống nấm tại cơ sở trồng nấm của gia đình anh Vũ Tuấn Hiệp, xã Hồng Thuận (Giao Thủy).
Cấy giống nấm tại cơ sở trồng nấm của gia đình anh Vũ Tuấn Hiệp, xã Hồng Thuận (Giao Thủy).

Đến thăm cơ sở trồng nấm của gia đình anh Vũ Tuấn Hiệp, xã Hồng Thuận (Giao Thủy), chúng tôi chứng kiến không khí làm việc nhộn nhịp. Trong khu nhà xưởng rộng rãi, thoáng mát, các bà các chị đang nhanh tay trộn đảo nguyên liệu, đưa vào máy đóng bịch tự động rồi chuyển sang nồi hấp tiệt trùng trước khi xếp lên giá để cấy giống nấm. Xuất phát từ niềm đam mê, cùng với kinh nghiệm trong quãng thời gian đi làm thuê cho một cơ sở trồng nấm ở thị xã Long Khánh (Đồng Nai) - thủ phủ của nghề trồng nấm, năm 2000, sau khi đi bộ đội về, anh Hiệp mạnh dạn bắt tay vào làm. Trung bình mỗi năm, anh mua 500 khối mùn cưa cao su và keo, đồng thời mỗi vụ thu gom hàng trăm tấn rơm rạ để làm nguyên liệu trồng nấm. Ngoài ra anh còn đầu tư 2 tỷ đồng mua nồi hơi, máy băm rơm, máy đảo trộn, đóng gói liên hoàn; xây dựng 2.000m2 nhà xưởng, trong đó 1.200m2 là nhà mái tôn, còn lại là nhà dã chiến lợp bạt, tạo môi trường tự nhiên để trồng nấm. Trải qua những khó khăn ban đầu khi nấm sản xuất ra chưa được nhiều người đón nhận, đến nay, mỗi năm, gia đình anh bán ra thị trường 5 tấn mộc nhĩ khô, 20 tấn nấm sò tươi, gần 1 tấn nấm linh chi dược liệu, thu lãi 200 triệu đồng. Gia đình anh cũng bắt đầu đưa thêm các loại nấm cao cấp như nấm hoàng đế, nấm đùi gà vào sản xuất và thử nghiệm làm một số món ăn từ nấm được khách hàng rất yêu thích. Bên cạnh việc phát triển nghề mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, cơ sở của anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức lương 120 nghìn đồng/ngày, anh còn sẵn sàng cung cấp giống mộc nhĩ và hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm cho những người muốn làm nghề. Từ năm 2014, anh đứng ra thành lập Hợp tác xã nấm và tiểu thủ công nghiệp Tuấn Hiệp với 12 thành viên tham gia, liên kết sản xuất, kinh doanh với các hợp tác xã trong tỉnh và tỉnh bạn, từ đó đầu ra cho sản phẩm rộng mở hơn, ngày càng nhiều người biết đến giá trị của cây nấm như một nguồn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tại xóm 3, xã Hải Xuân (Hải Hậu), anh Nguyễn Văn Công được mệnh danh là “tỷ phú nuôi gà” nhờ phát triển chăn nuôi gà siêu trứng theo tiêu chuẩn VietGap. Đến nay, quy mô chăn nuôi của gia đình anh đã lên tới 55 nghìn con. Toàn bộ khu trang trại được đầu tư bài bản với hơn 4.000m2 chuồng trong tổng diện tích hơn 4ha, thiết kế rất kiên cố, có hệ thống chiếu sáng, thông gió để duy trì nhiệt độ phù hợp và hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động… Anh đã được bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019”. Tại xã Yên Phúc (Ý Yên), mô hình nuôi cá lồng trên sông Đào của ông Vũ Đình Tuấn cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương. Năm 2015, ông bắt tay đầu tư nuôi 3 lồng cá. Ngay vụ đầu tiên, riêng 2 lồng thu được 7,5 tấn cá, trừ chi phí được trên 100 triệu đồng. Nhận thấy mô hình hiệu quả, ông tiếp tục mở rộng, nuôi những loại cá có giá trị kinh tế cao được thị trường ưa chuộng như cá lăng, trắm đen, chuối và diêu hồng. Thuận lợi khi triển khai mô hình là các lồng cá được đặt ở nơi thông thoáng, có dòng nước luôn lưu thông nên cá phát triển tốt, ít dịch bệnh, người chăn nuôi lại giảm được khâu xử lý môi trường do lượng thức ăn thừa và  phân cá như nuôi trong ao. Năm 2016, được sự hỗ trợ của các cấp Hội Nông dân, Tổ hợp tác Đại Đoàn Kết được thành lập, vận động thêm các hộ nông dân khác vào sản xuất. Đến nay, Tổ hợp tác có 9 hộ tham gia, phát triển được trên 70 lồng cá, trong đó riêng gia đình ông Tuấn có gần 50 lồng cá, thu lãi mỗi lồng 150 triệu đồng/năm. Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều điển hình tiêu biểu làm theo Bác, đại diện cho tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của nông dân.

Thực hiện lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay, tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể, tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề, tạo việc làm... Trong 9 năm qua, Hội đã trực tiếp dạy 119 lớp cho 3.755 lượt người; phối hợp tổ chức 1.112 lớp cho gần 35 nghìn lượt người, tỷ lệ nông dân sau học nghề có việc làm đạt trên 85%. Các cấp Hội thành lập được 3 hợp tác xã, 61 tổ hợp tác gắn kết nông dân phát triển sản xuất, nâng cao giá trị hàng hóa, tạo ra vùng sản xuất tập trung. Đặc biệt, việc đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã khích lệ, động viên nông dân vươn lên làm giàu, đổi mới cách nghĩ, cách làm; khai thác tiềm năng, thế mạnh về lao động, đất đai và phát huy hiệu quả vốn sản xuất được đầu tư. Nhiều nông dân nỗ lực vượt khó trở thành tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi, đóng góp vào sự phát triển của quê hương… Qua bình xét hàng năm, số hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp liên tục tăng. Đến nay, toàn tỉnh có 81.706 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, bằng 21,6% so với hộ nông dân. Qua đó đã góp phần tích cực vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao mức sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng hộ khá, giàu trong hội viên nông dân. Từ phong trào đã giúp 12.500 lượt hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất; tạo việc làm cho 157 nghìn lao động; giúp trên 5.000 hộ vươn lên thoát nghèo. Những cá nhân tiêu biểu làm theo Bác đã thực sự tạo sức lan tỏa, có tác dụng cổ vũ, động viên, phát triển và nhân rộng phong trào thi đua trong các cấp Hội Nông dân./.

Theo Lam Hồn/namdinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 317

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 314


Hôm nayHôm nay : 26347

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 791910

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71019225