11:49 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Luyện chim cu gáy cảnh: Từ thảnh thơi nuôi chơi đến thu tiền thật

Thứ hai - 03/07/2017 20:40
Từ niềm đam mê nuôi chim cu gáy cảnh, anh Hồ Văn Tứ ở tổ dân phố 6, thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô (tỉnh Đắk nông) đã mạnh dạn đầu tư phát triển và đem lại hiệu quả cao, hàng năm có thu nhập trên 100 triệu đồng.
 

Hiện anh Tứ đang nuôi hơn 30 cặp chim cu gáy cảnh sinh sản. 

Theo anh Tứ, cu gáy là loài chim có nguồn gốc hoang dã, thường sống từng đôi, ai cũng có thể nuôi được. Ban đầu, cũng chỉ nuôi để thỏa niềm đam mê, nhưng rồi nhận thấy nhu cầu thị trường ngày càng nhiều nên năm 2011, anh đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại và bắt đầu lai tạo giống.

Từ con chim cu gáy giống bản địa, anh cho lai với chim cu gáy giống Thái Lan. Ưu điểm của giống chim lai này là lông vũ đẹp, nhiều màu sắc, hót hay nên được nhiều người chơi chim cảnh ưa chuộng. Từ 2 cặp chim ban đầu, đến nay anh đã đưa vào nuôi thành công 30 cặp, mỗi cặp đẻ được 6-8 lứa/năm.

Theo kinh nghiệm của anh, việc nuôi chim cu gáy cũng khá đơn giản, chỉ cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và chú ý đến chế độ ăn uống. Sau khi chim non nở, thì cho chim bố, mẹ ăn cám để bảo đảm dinh dưỡng thức ăn mớm cho con. Khi chim con biết mổ thức ăn thì cho ăn cả cám trộn lẫn thóc; được một tháng tuổi thì tách chim non và cho chim bố mẹ ăn bắp, thóc trở lại.

Thông thường nuôi khoảng 6 tháng tuổi, chim cu gáy trưởng thành và bắt đầu sinh sản được. Một con chim cu gáy khi mới tách bố mẹ, anh bán được 250.000 đồng; chim trưởng thành khoảng 6 tháng tuổi có giá khoảng 1 triệu đồng; những con lông đẹp, tiếng hót hay có giá 4-5 triệu đồng. Những con chim gáy có bài, có lối, có đủ chu, lèo, dặm, vấp…có giá càng cao. Bình quân mỗi tháng, gia đình anh bán hơn 10 cặp chim cu gáy giống, với giá 2 triệu đồng/cặp.

Anh Tứ cho biết, chim cu gáy là loài chim có tiếng hót hay được người chơi chim cảnh ưa chuộng, nên đầu ra khá ổn định. Ngoài việc nắm bắt kỹ thuật, chu kỳ sinh sản, người nuôi phải có niềm đam mê thật sự. Hiện nay, các thành viên "Câu lạc bộ chim cu gáy Krông Nô" thường đến nhà giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm. Những người nuôi chim cảnh trong, ngoài tỉnh cũng thường đến tham quan, đặt hàng mua chim cảnh của gia đình, nên thu nhập của anh Tứ tương đối ổn định.

 
Theo Mỹ Hằng (Báo Đắk Nông)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 163


Hôm nayHôm nay : 46185

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1306012

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71533327