22:24 EDT Chủ nhật, 30/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình cần nhân rộng ở Hưng Tân

Thứ năm - 29/08/2013 20:31
Hiện nay, một số người dân ở các địa phương bỏ ruộng, vì cho rằng hiệu quả sản xuất bấp bênh. Tuy nhiên, nhiều nơi, chính quyền vẫn kiên trì chỉ đạo bà con bám ruộng, giữ đất sản xuất. Xóm 8- Hưng Tân (Hưng Nguyên) với mô hình trồng cây bí vụ 3 trên đất 2 lúa cho hiệu quả cao, đã khẳng định một chân lý luôn đúng “có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Năm 2007, nhận thấy 6 sào đất trồng lúa của gia đình là quá ít, anh Nguyễn Trọng Chương - xóm 8 (Hưng Tân – Hưng Nguyên) mạnh dạn nhận thầu thêm 12 sào đất lúa của một số gia đình ít lao động, do tuổi cao trong xóm để làm. Đến nay, mỗi năm trên 18 sào đất lúa, anh bố trí sản xuất 2 vụ lúa (vụ xuân và hè thu) và 1 vụ bí (vụ 3). Anh Chương cho biết: Mấy năm gần đây, các bộ giống ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao, kháng chịu sâu bệnh tốt, được anh cùng bà con trong xóm đưa vào sản xuất. Vụ xuân thường là giống lúa chủ lực AC5, nếp dòng 87, nếp 352. Năng suất thu hoạch bình quân đạt 3 tạ/sào, sản lượng thóc đạt trên 4 tấn/năm. Đây là nguồn lương thực chính để gia đình anh đủ dùng cho cả năm. Vụ hè thu, anh cơ cấu 100% diện tích giống nếp 352 để bán cho thị trường. Tuy nhiên, do đặc thù vùng đất thấp trũng, hay gặp mưa rét, sâu bệnh phát sinh, phá hoại nên năng suất thu hoạch vụ này thường không ổn định, bình quân đạt trên 2,5 tạ/sào...

Do đặc thù không có đất bãi, việc tiếp tục phát huy hiệu quả sản xuất trên đất lúa được anh Chương và bà con trong xóm kiên trì thực hiện. Trước đây, khoai lang, ngô, đậu được trồng phổ biến, nhưng do chất đất thịt nặng, thời gian trồng đến thu hoạch kéo dài, việc tưới tiêu rất khó khăn, hiệu quả các cây trồng không cao. Hiện nay, chuyển đổi sang trồng bí xanh, thuận lợi hơn rất nhiều. Theo anh Chương, khâu làm bầu tập trung, có lưới che chắn mưa gió, việc cày đất, bỏ phân, lên luống và đưa giống ra ruộng trồng rất đơn giản. Quá trình trồng bí chỉ cần chăm sóc, vun xới chu đáo, bón đủ phân, đạm, kaly đến giai đoạn bí tốt được 50cm thì bắt tay vào làm giàn. 

Thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch ngắn, khoảng 2,5 tháng. Theo tính toán của anh Chương thì 1,5 sào bí trên đất lúa sẽ cho năng suất 7 tạ/sào. Giá bí được tư thương đến mua tận ruộng  là 4 ngàn đồng/kg. Cuối vụ, giá bí càng đắt, đạt từ 5-6 ngàn đồng/kg. Như vậy, hơn 1,5 sào bí của anh Chương, có tổng thu nhập gần 6 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng gần 4 triệu đồng/sào trong vòng 3 tháng cả sản xuất và thu hoạch. Theo đánh giá của anh, cây bí trên đất lúa là cây trồng vụ 3 phù hợp nhất từ trước tới nay. Hiệu quả trồng bí tăng gấp 4 lần so với trồng lúa, gấp 7 lần các cây trồng trước đó. Nhờ vậy,  gia đình anh có tiền dư dật để nuôi con ăn học đầy đủ.



Tham quan mô hình bí xanh vụ 3 trên đất lúa ở xóm 8 -  xã Hưng Tân.

Cùng với anh Chương, nhiều hộ dân xóm 8 đã phát triển trồng bí trên đất lúa với diện tích bình quân từ 1-2 sào/hộ. Như anh Nguyễn Trọng Việt, chị Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Loan, Lê Thị Nhung đều cho thu nhập lãi ròng 3-4 triệu đồng/sào... Đặc biệt, gần 1 năm trở lại đây, bà con đã áp dụng kỹ thuật làm giàn, giúp cây bí phát triển tốt, tránh được cỏ dại, quả không bị ảnh hưởng mưa ẩm, sâu bệnh. Hiệu quả thu hoạch bí tăng gấp đôi so với trước lúc chưa làm giàn leo. Nhận thấy hiệu quả từ trồng bí vụ 3 trên đất lúa, nhiều hộ trong xóm tham gia trồng và thâm canh cây bí vụ 3. 

Chị Hồ Thị Hoa cũng duy trì hơn 1 sào bí vụ 3 trên đất lúa, phấn khởi khoe: "Cả xóm, nhà nào có ruộng nhiều thì làm bí thuận lợi. Nhà không có ruộng, được xóm điều hành làm chung để tiện cho chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch. Nhờ đó, cứ độ thu hoạch lúa hè thu xong là bà con lại hăm hở bước vào trồng bí, không cần phải bàn tính gì". Hiện nay, xóm 8, Hưng Tân có 50/103 hộ phát triển sản xuất theo mô hình: mỗi năm 2 vụ lúa và 1 vụ bí xanh trên đất ruộng. Tổng diện tích bí chuyển đổi vụ 3 toàn xóm đạt gần 5 ha, sản lượng thu hoạch 32 tấn/năm. Mô hình chuyển đổi trồng bí trên đất 2 lúa tại đây được người dân 23 xã, thị trong huyện quan tâm và trực tiếp về tham quan, học tập.

Trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hạnh - Bí thư Chi bộ xóm 8 - Hưng Tân, được biết: Cả xóm hiện có trên 32 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó 2/3 diện tích vùng trũng. Xóm đã tập trung vận động kéo đất, cải tạo từ đồng cao xuống đồng thấp. Chỉnh trang hệ thống đường, mương tưới tiêu trên ruộng. Xóm ra chủ trương huy động mức đóng góp của các hộ 58 kg thóc/sào, tương đương 300 ngàn đồng/sào/hộ để đầu tư vào cải tạo đồng trong 3 năm liên tục. Hàng năm, xóm vận động dân đóng góp thêm gần 10 triệu đồng để đầu tư, nâng cấp, cải tạo mương máng thủy lợi. Nhờ đó công tác đầu tư, thâm canh trong sản xuất thuận lợi hơn trước. Đặc biệt, HTX dịch vụ nông nghiệp đảm nhiệm tốt vai trò hỗ trợ bà con các khâu thủy lợi, phân, giống, kỹ thuật, thuốc trừ sâu... để bà con yên tâm sản xuất. 

Có thể thấy, nguyên nhân chính khiến người nông dân Hưng Tân gắn bó và quyết tâm bám đất, bám đồng ruộng là nhờ áp dụng các tiến bộ thâm canh giống mới, ngắn ngày phù hợp, chất lượng cao. Sản phẩm nông sản của người dân nơi đây làm ra rất dễ tiêu thụ. Cứ sau mùa thu hoạch, tư thương các nơi đến tận nhà để thu mua. Thời điểm hiện nay, giá lúa AC5 bán ra tối thiểu là 70-80 ngàn đồng/yến, thời điểm cao lên đến 100 ngàn đồng/yến. Nếp 352 giá bán cũng khá ổn định 70 - 80 ngàn đồng/yến. Sản phẩm bí đao Thái Lan vụ 3, làm ra đến đâu, tư thương về mua hết đến đó. Như vậy, bên cạnh tự túc được nguồn lương thực, nông dân xóm 8, Hưng Tân đã chủ động chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa. Hiện nay,  thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/năm, tăng 5 triệu đồng/người/năm so với năm 2010.

Ông Nguyễn Hữu Thống - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Tân cho biết: Hiệu quả mô hình chuyển đổi trồng bí vụ 3 trên đất lúa tại xóm 8 Hưng Tân là một điển hình trong công tác vận động bà con bám giữ đồng ruộng. Xã quyết tâm chỉ đạo và giao trách nhiệm tận các ban, ngành, cơ sở, địa phương kiên quyết không bỏ hoang vụ 3 trên đất 2 lúa. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khóa 21, nhiệm kỳ 2010-2015 xác định rõ: Đưa cây vụ đông làm vụ chính, trong đó, chủ lực là cây bí xanh trên đất đồng vệ, đất vườn, đất 2 lúa ở các chân ruộng có địa hình cao hơn, thuận tiện trong tiêu thoát nước như xóm 3, 5, 6, 9. 

Xóm 8 là địa bàn có nhiều thuận lợi nhất để đưa cây bí vào sản xuất vụ 3. Mục đích của xã, nhằm phát huy, tận dụng quỹ đất, nguồn lao động địa phương, ưu thế và tập quán thâm canh cây trồng của bà con. Để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất vụ đông, năm 2012 xã đã trích ngân sách 15 triệu đồng đầu tư toàn bộ giống bí, bao làm bầu. Từ hiệu quả trên, thời gian tới, xã tiếp tục chỉ đạo, nhân rộng mô hình tại xóm 8. Phấn đấu toàn xã đạt 30-50 ha bí xanh vụ 3 trên đất 2 lúa.

Rõ ràng, đối với vùng đồng bằng phụ cận thành phố như Hưng Tân, bà con không có quỹ đất bãi. Ruộng đồng thấp trũng, thường xuyên gánh chịu hậu quả do mưa bão, ngập lụt, năng suất lúa khó đảm bảo, cộng với tính chất đất thịt nặng là những khó khăn khiến nông dân dễ rời bỏ đồng ruộng. Tuy nhiên, nhờ chủ trương linh hoạt trong chuyển đổi vụ 3 trên đất 2 lúa, đến nay, không chỉ ở xóm 8, mà trong toàn xã Hưng Tân người dân đã tìm được hướng đi bền vững, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.

Bài, ảnh: Lương Mai
Nguồn: baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1903722

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64004366