10:35 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình nông nghiệp hữu cơ ở Tuyên Quang

Thứ tư - 15/01/2020 04:00
Hội tụ cả sắc, vị, hương là nhận xét của giới sành trà khi thưởng thức chè hữu cơ Ngân Sơn – Trung Long, của huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).
Khu sản xuất chè theo hướng hữu cơ ở thôn Trung Long, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương.

Khu sản xuất chè theo hướng hữu cơ ở thôn Trung Long, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương.

Đầu năm 2019, huyện Sơn Dương lựa chọn 3 ha chè có tuổi chè từ 5 tuổi đến 7 tuổi tại xã Trung Yên để thực hiện mô hình sản xuất hữu cơ. Giống chè tham gia mô hình là chè trung du và chè lai NDP1. Sau 1 năm triển khai, mô hình đã được công nhận đạt chuẩn hữu cơ.

Ông Nguyễn Văn Thuấn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Tuyên Quang cho biết, thực hiện mô hình ngành nông nghiệp đã hỗ trợ một phần phân hữu cơ cải tạo cho cây chè, chế phẩm vi sinh làm phân bón cải tạo đất và chế phẩm sinh học trừ sâu cho cây chè; tổ chức mở lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất chè hữu cơ cho người trồng chè xã Trung Yên.

Mô hình có 7 hộ gia đình thôn Trung Long, xã Trung Yên tham gia. Phòng NN-PTNT, Hội Nông dân huyện Sơn Dương phối hợp với Hội Nông dân xã Trung Yên huy động hội viên hỗ trợ làm cỏ chè; trồng các loại hoa cúc là khắc tinh của một số loại rầy và bọ xít muỗi, giúp giảm thiểu sâu hại chè; thu hút côn trùng gây hại...

Tham gia mô hình, các hộ tiến hành cải tạo, bổ sung các chất dinh dưỡng hữu cơ vào đất cho cây và đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động với mức đầu tư 40 triệu đồng/ha. Các hộ thực hiện nghiêm ngặt các quy trình trồng, chăm sóc đảm bảo sản phẩm theo tiêu chuẩn; đồng thời tổ chức tốt chuỗi sản xuất từ trồng chè, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm… 

Cùng với mô hình chè hữu cơ Ngân Sơn – Trung Long, trong năm 2019, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng thành công mô hình trồng lúa hữu cơ tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương với diện tích 3 ha; xây dựng được 57 ha cam, bưởi đạt chuẩn hữu cơ chuyển đổi. Thành công của các mô hình hứa hẹn mở ra hướng đi mới, nâng cao giá trị, thương hiệu của nông sản sạch Tuyên Quang.

Bà Vũ Thị Thảo, thôn Trung Long, xã Trung Yên cho biết, trước đây gia đình bà thường dùng các loại thuốc hóa học để phun phòng trừ sâu bệnh cho chè.

Mỗi lần phun thuốc xong, bà thường thấy mệt mỏi, khó chịu vì hít phải mùi độc hại, mà đất dần cằn cỗi. Vì thế khi được vận động tham gia trồng chè hữu cơ bà nhiệt tình hưởng ứng.

Bà Thảo nhẩm tính, chăm sóc chè theo quy trình hữu cơ năng suất giảm 30% so với chăm sóc chè theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng chất lượng chè được đảm bảo hơn và giá bán cao gấp đôi.

Cụ thể, mỗi sào chè  hữu cơ mỗi lứa thu được 20 kg chè khô, giá bán 500.000 - 600.000 đồng/kg, chè VietGAP chỉ bán với giá 250.000 đồng/kg. Tính ưu việt của sản xuất chè theo quy trình hữu cơ là tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

HTX chè Ngân Sơn - Trung Long hiện có 20 ha chè của 8 thành viên, trong đó có 5,5 ha chè đạt tiêu chuẩn VietGAP. Các thành viên HTX đã nhiều năm thực hiện quy trình sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP nên cũng không khó để chuyển đổi sang quy trình hữu cơ. Sản xuất chè hữu cơ, các hộ tiến hành cải tạo, bổ sung các chất dinh dưỡng hữu cơ vào đất cho cây và đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.

Anh Nguyễn Mạnh Thắng, Giám đốc HTX cho biết, để xây dựng và bảo vệ thương hiệu chè sạch, 2 năm trước, HTX đã thực hiện các quy trình trồng chè hữu cơ vì vậy một số diện tích đã được tái thiết đất. Đất, nước, được loại bỏ tồn dư phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, một số diện tích đã bắt đầu bước vào khâu sản xuất sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

11-07-50_2
Chè hữu cơ, khâu chăm sóc, thu hái mất nhiều công hơn nhưng giá bán đạt 600.000/kg, nhiều hộ dân phấn khởi gắn bó với nông sản sạch.

Hiện nay, giá chè sản xuất theo mô hình nông nghiệp hữu cơ của HTX được bán với giá từ 600 nghìn đồng/kg chè khô. Nhiều hộ trồng đã có lãi nên yên tâm gắn bó với mô hình.

ĐÀO THANH/Nongnghiep.vn
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220


Hôm nayHôm nay : 51419

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 816982

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71044297