05:42 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt

Thứ hai - 28/11/2016 10:12
Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt do Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc triển khai tại xã Đại Hòa được xem là mới mẻ, giúp nông dân có thể tận dụng diện tích đất vườn nhà để nuôi thủy sản nước ngọt, phát triển kinh tế mà không phải lệ thuộc vào ao nuôi hay hồ đập.


Giữa năm 2016, 2 hộ dân Lê Hồng Nam, Nguyễn Thị Bị (xã Đại Hòa) được Trung tâm Khuyến nông - khuyến lâm huyện hỗ trợ tổng cộng 7.000 con giống và gần 30% nguồn chi phí thức ăn, được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật nuôi trên tổng diện tích 40m2/mô hình. Qua 5 tháng thả nuôi, trọng lượng cá lóc đạt 300-400g, một số con đang trong thời kỳ xuất bán; nuôi một năm có thể đạt trọng lượng bình quân 0,5-0,8kg/con.

Được biết, giống cá lóc hỗ trợ có nguồn gốc từ Trung tâm Giống thủy sản Phú Ninh. Ưu điểm của mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt là dễ quản lý, kiểm soát, phòng trừ dịch hại, kiểm soát được lượng thức ăn dư thừa, có thể áp dụng đối với cả những hộ không có diện tích lòng hồ tự nhiên. Cá lóc là loài cá dữ, ăn động vật tươi sống, ăn tạp. Sự cạnh tranh thức ăn của loài này rất quyết liệt, cá thường có sự phân đàn lớn trong thời gian nuôi ngắn, vì vậy khi thả giống cần chọn cá đồng cỡ, đây là điều hết sức quan trọng và quyết định năng suất của bể nuôi. Từ 7.000 con giống hỗ trợ từ trạm, với mật độ thả nuôi 120 con/m2, qua kiểm tra, tỷ lệ sống của cá đạt hơn 80%. Với giá thành thị trường 45-50 nghìn đồng/kg, ước tính sau gần một năm xuất bán, 2 hộ dân trên sẽ thu về chừng 20 triệu đồng.

Mô hình nuôi cá lóc thâm canh trong bể lót bạt cần nhân rộng. Ảnh: HOÀNG LIÊN
Mô hình nuôi cá lóc thâm canh trong bể lót bạt cần nhân rộng. Ảnh: HOÀNG LIÊN

Theo ông Lê Hồng Nam, so với nuôi cá lóc trong bể xi măng thì mô hình nuôi cá lóc trên bể lót bạt có chi phí đầu tư thấp hơn, giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Vật liệu xây bể là bạt cao su hai mặt, dây buộc, cọc tre, lưới, ống nhựa… Bể nuôi xây dựng trên mặt bằng phẳng, đầm nện kỹ, đổ lớp cát. Bể lót bạt cần đặt ở nơi thông thoáng, thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý, hạn chế chấn động. Nền bể có độ dốc nghiêng về phía ống thoát nước để loại bỏ các chất cặn bã trong bể khi thay nước. Phải trải qua nhiều đợt xả súc bạt để loại bỏ những hóa chất còn lại trong bể nuôi trước khi đưa cá vào bể. Xử lý hóa chất, xử lý giống trước khi đưa vào bể nuôi bằng biện pháp tắm diệt ngoại ký sinh hoặc nấm. Mỗi ngày, thay bớt một phần nước trong bể, giữ lại hai phần, cứ cách 2-3 ngày sẽ xả hết nước trong bể. “Do đây là mô hình mới, tôi cũng mới tiếp cận kỹ thuật nuôi, việc thâm canh chưa cao, chưa nắm bắt đặc điểm sinh học của cá và chưa có sự đầu tư hợp lý theo từng độ tuổi nên trọng lượng cá vẫn chưa đồng đều, ban đầu cá vẫn thường hay nhảy theo đàn khiến cá rất lâu tăng cân. Song, thuận tiện của mô hình là có thể tận dụng mọi điều kiện để thả nuôi cá, không cần phải có diện tích lòng hồ rộng lớn mới thả nuôi được” - ông Nam nói.

Ông Nguyễn Văn Tươi - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc chia sẻ, tuy hiệu quả từ mô hình đem lại chưa cao so với yêu cầu đặt ra, song đây là hướng đi mới giúp nông dân của huyện có thể tận dụng mọi điều kiện môi trường để thả nuôi cá lóc, vừa giúp giảm thiểu chi phí nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đưa ngành nuôi thủy sản nước ngọt phát triển. Bên cạnh đó, ngoài đối tượng cá lóc, nông dân có thể mở rộng ra một vài đối tượng nuôi khác trong bể lót bạt, ví như lươn, cá chình.

Cũng theo ông Tươi, Đại Hòa là xã vùng thấp lụt, dân cư đa phần sống nhờ nông nghiệp, lực lượng lao động trụ bám lại địa phương đa phần lớn tuổi nên việc triển khai nuôi cá lóc trong bể lót bạt cũng là hướng đi giúp bà con cải thiện kinh tế, thoát nghèo. Song, để có hiệu quả, người nuôi cần đầu tư theo hướng thâm canh, kết hợp cả nguồn thức ăn công nghiệp lẫn thức ăn tự nhiên là cá tươi, cá tạp xay nhuyễn. Trạm Khuyến nông - khuyến lâm khuyến cáo nông dân nghèo và cận nghèo tích cực trong việc vay vốn phát triển nuôi thủy sản nước ngọt thâm canh cũng như hình thành tổ hợp tác nuôi cá có sự liên kết trong tiêu thụ để dễ dàng hơn về đầu ra. 

 

Tác giả bài viết: TRIÊU NHAN

Nguồn tin: baoquangnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 173


Hôm nayHôm nay : 34404

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 354107

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73401078