16:32 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình nuôi heo rừng của anh kỹ sư 9X

Thứ tư - 16/03/2016 04:50
Lâu nay nhiều người vẫn cho rằng, heo rừng chỉ thích hợp phát triển ở vùng đồi núi và Tây nguyên. Tuy nhiên, với niềm đam mê, một “nông dân trẻ” ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp đã đầu tư và phát triển thành công mô hình nuôi heo rừng. Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp hộ chăn nuôi lãi hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.
Mô hình nuôi heo rừng của anh Đoàn Phan Dinh mang lại thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm

Mô hình nuôi heo rừng của anh Đoàn Phan Dinh mang lại thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm

Khác hẳn hình ảnh những chú heo “trắng trẻo - mập mạp - lười vận động” tại các trang trại chăn nuôi thường thấy, hình ảnh những con heo rừng hiếu động, ưa chạy nhảy là ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến thăm trang trại chăn nuôi heo rừng của anh Đoàn Phan Dinh (SN 1991) ở xã An Khánh, huyện Châu Thành.

Khoảng 9 giờ sáng, không khí ồn ào bao trùm trang trại, những chú heo con chạy khắp nơi, đàn heo trưởng thành thì vật nhau dưới những hố bùn nhão. Thức ăn cho đàn heo ở đây không phải là những viên thức ăn công nghiệp thường thấy, mà là những loại nông sản như: chuối cây, khoai lang, lục bình, bã đậu nành, bã hèm, cám gạo... Những thành phần đơn giản này được phối trộn một cách bài bản thành khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi của đàn heo rừng. Nhờ tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm có tại địa phương nên giá thành sản xuất heo rừng ở đây cũng khá cạnh tranh. Hiện giá heo thịt được xuất bán tại trang trại từ 100 - 120 ngàn đồng/kg, tương đương với giá gà vườn bán tại địa phương.

Anh Đoàn Phan Dinh chia sẻ: “Vào mỗi vụ mùa giá khoai lang ở quê lại rớt thảm nhưng nông dân không có cách nào khác trữ lại, đành bán đổ bán tháo. Trong khi ngành chăn nuôi của mình phải nhập khẩu nguyên liệu với giá đắt đỏ từ nước ngoài để chế biến thức ăn. Đây là trăn trở ám ảnh tôi suốt những năm tháng ngồi ở giảng đường (anh Dinh từng tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Cần Thơ). Từ đó, tôi quyết tâm tìm chọn giống vật nuôi phù hợp, khi đó heo rừng là đối tượng mà tôi nhận thấy có nhiều triển vọng nhất. Vật nuôi này rất có tiềm năng kinh tế, dễ nuôi lại ít dịch bệnh, đặc biệt do có thể tận dụng được nhiều loại phụ phẩm từ nông nghiệp của địa phương nên người nuôi tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận trong sản xuất”.

Thoạt nhìn, trang trại heo rừng của anh “nông dân 9X” này có vẻ rất bình thường, vốn chỉ là vườn nhãn tiêu da bò khoảng 2.000m2 được cải tạo lại với những ô chuồng và khoảng sân thoáng đãng để đàn heo chạy nhảy, những hố bùn nhão để heo tắm... Theo anh Dinh, trang trại heo rừng của anh ứng dụng hầu hết các kỹ thuật chăn nuôi heo tiên tiến nhất hiện nay.

Quả thật, trang trại với quy mô tổng đàn khoảng trên 400 con, nhưng khi bước vào khu vực chuồng trại, chúng tôi không thấy có mùi khó chịu từ chất thải của đàn heo. Để tạo môi trường thông thoáng gần giống với môi trường ngoài tự nhiên của heo rừng, khu vực chuồng được thiết kế khá bài bản và khoa học. Với tập tính ưa di chuyển, thích bới, ủi, đệm lót sinh học là giải pháp hữu hiệu được chủ trang trại chọn lựa do mô hình này giúp kiểm soát tốt chất thải, từ đó các mầm bệnh cũng được cách ly hiệu quả.

Hiện tại, mặc dù heo rừng của anh Dinh nuôi ở đồng bằng, nhưng do được kiểm soát tốt từ khâu giống đến qui trình sản xuất nên chất lượng heo rừng của trang trại này được nhiều khách hàng ở Tây Nguyên và nhiều tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long ưa chuộng. Trung bình mỗi năm, trang trại của anh Dinh có thể cung cấp cho thị trường khoảng 1.000 con heo rừng các loại.

Anh Dinh tâm sự: khi Việt Nam tham gia TPP, ngành chăn nuôi sẽ chịu áp lực cạnh tranh lớn từ những mặt hàng chăn nuôi giá rẻ của các cường quốc lớn. Tuy nhiên, tôi tin tưởng với sản phẩm đặc thù như heo rừng và có bước chuẩn bị tốt về sản xuất theo hướng an toàn thì sản phẩm thịt heo rừng vẫn có phân khúc thị trường ổn định”.

Ông Huỳnh Thành Tâm - Trưởng trạm Thú y huyện Châu Thành cho biết, những năm gần đây, một vài nông hộ ở huyện Châu Thành phát triển thành công mô hình nuôi heo rừng. Bước đầu nhận thấy, mô hình này phù hợp với tập quán chăn nuôi của người dân địa phương. Nông hộ có thể tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình cũng như nguồn thức ăn có sẵn nên so với những mô hình chăn nuôi khác thì mô hình này có nhiều thuận lợi. Ngoài ra, nhờ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên và heo được vận động nhiều nên sản phẩm thịt heo rừng rất chất lượng, hấp dẫn người tiêu dùng.

Hiện tại, trang trại chăn nuôi heo rừng của anh Dinh đang được nâng cấp và mở rộng qui mô sản xuất theo hình thức cùng liên kết với nông dân.

Theo đó, trang trại của anh Dinh sẽ cung cấp heo giống, hỗ trợ kỹ thuật thú y và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Theo tính toán, sau khoảng 4 - 6 tháng, các hộ chăn nuôi có thể lãi khoảng 1 triệu đồng/con. Ý tưởng cùng nhau làm giàu và phát triển trên mảnh đất quê hương cũng là mơ ước mà “anh nông dân trẻ” này ấp ủ.

Nguồn: báo Đồng Tháp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 98


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1207117

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72889826