Theo ông chủ trẻ, dù nguồn gốc vịt đã được nuôi thuần dưỡng, nhưng bản tính hoang dã của chúng vẫn còn, vì vậy người nuôi phải giữ khoảng cách với vịt để tránh làm chúng hoảng sợ. Khẩu phần ăn, ngoài lúa, cám, anh Tuấn còn đi vớt lục bình, mua cây chuối cho vịt ăn. Theo anh Tuấn vịt trời ăn lượng thức ăn rất ít, kháng bệnh tốt so với vịt nhà.
Không chỉ nuôi vịt thành phẩm, anh Tuấn còn quyết tâm làm con giống để hạ giá thành. Theo anh Tuấn, 1 con vịt trời thành phẩm giá bán ở các nhà hàng 600 nghìn đồng. Để hạ giá thành và đưa món đặc sản này thành món bình dân, anh Tuấn mua máy ấp trứng. Những đợt đầu hàng ngàn quả trứng nở không đạt, anh Tuấn tìm gặp các chuyên gia về dinh dưỡng, thức ăn gia súc - gia cầm để phân tích lượng thức ăn, mẫu trứng và học hỏi những người có kinh nghiệm về ấp trứng để điều chỉnh về máy móc, phân loại trứng đầu vào.
Đến nay, tỷ lệ trứng nở thành công đã tương đối đạt. Mỗi ngày với lượng trứng vịt đẻ khoảng 1.000 quả, mỗi tháng anh Tuấn cho ra lò hàng ngàn vịt con từ 5 máy ấp trứng công nghiệp có công suất ấp gần 40 ngàn trứng. Có vịt con, anh Tuấn lại lên phương án nhân đàn bằng cách đầu tư một trang trại ở huyện Đức Linh (Bình Thuận). Ngoài việc bán vịt giống với giá hợp lý, anh Tuấn lên phương án giao vịt giống cho nông dân; giao cho các hội, đoàn thanh niên chăn nuôi phát triển mô hình kinh tế gia đình.
Theo anh Tuấn, với phương án này, người nuôi không cần bỏ vốn, chỉ cần có diện tích đất vườn và bỏ công chăm sóc. Nguồn con giống và thức ăn sẽ được anh Tuấn giao cho người nuôi, sau 4 tháng vịt sẽ trọng lượng để xuất bán và giá bán chỉ trong khoảng 160 ngàn đồng/con. Người nuôi và người đầu tư sẽ phân chia tỷ lệ lợi nhuận theo hợp đồng.
Theo Tiền Phong
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn