20:04 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình thu gom và phân loại rác thải ở nông thôn

Chủ nhật - 25/08/2013 00:25
Sau hơn 1 năm triển khai, dự án đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới ở Thủy Thanh, đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, thoáng mát hơn. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng được nâng lên.

 
Dự án "Xây dựng mô hình điểm thu gom và phân loại rác thải nông thôn" do Trung tâm Môi trường nông thôn (thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) hỗ trợ đã được triển khai tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Sau hơn 1 năm triển khai, dự án đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới ở Thủy Thanh, đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, thoáng mát hơn. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng được nâng lên. 


Xã Thủy Thanh có gần 9.300 người dân với 2.365 hộ, được phân bố đồng đều trên 5 thôn. Những năm trước, đa số người dân có thói quen vứt rác ra đường, đổ rác ở bãi sông, kênh mương và những khu đất trống tạo thành những bãi rác tự phát trong khu dân cư, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mỹ quan thôn, xóm. Hơn nữa, đây lại là địa bàn thấp trũng nên về mùa lụt, rác thải từ các nơi khác đổ về vùng “rốn lũ” càng làm cho môi trường bị ô nhiễm. 

Chủ tịch Hội Nông dân xã Thủy Thanh Nguyễn Duy Việt cho biết: Từ khi được triển khai, mô hình thu gom và phân loại rác thải nông thôn đã phát huy hiệu quả thiết thực trong việc bảo vệ và xây dựng môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp. Từ chỗ vứt, đổ rác tùy tiện ra đường làng, ngõ xóm, nay người dân đã cho rác vào thùng, tập kết rác đúng giờ quy định. Nhận thức của người dân trong việc chung tay bảo vệ môi trường cộng đồng đã được nâng lên. 

Dự án “Xây dựng mô hình điểm thu gom và phân loại rác thải nông thôn” được triển khai tại xã Thủy Thanh từ tháng 7/2012, do Hội Nông dân xã trực tiếp thực hiện. Để dự án hoạt động hiệu quả, Hội Nông dân xã đã thành lập 4 tổ thu gom rác gồm 10 thành viên ở hai thôn Lang Xá Bàu và Lang Xá Cồn. Hình thức thu gom rác được thực hiện bằng cách: Các thành viên trong tổ sẽ đi thu rác từ 26 thùng rác đặt ở các ngõ tại 2 thôn, sau đó tập kết bằng 4 xe chuyên dụng đến đổ tại các xuồng đựng rác. Khoảng 16 - 18 giờ hàng ngày, các thành viên trong tổ tỏa về các khu vực được phân công để lấy rác. Việc vận chuyển rác được địa phương hợp đồng với Công ty Môi trường và Công trình đô thị Huế đưa về xử lý tại bãi rác Thủy Phương.

Các thành viên trong tổ thu gom rác đã đến từng hộ gia đình hướng dẫn người dân phân loại rác hữu cơ, rác vô cơ để mang tới địa điểm tập kết; đồng thời, đặt lịch thu gom cụ thể cho từng loại rác, nhờ vậy việc thu gom rác được thuận lợi hơn. Chính quyền địa phương còn tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường qua hệ thống đài truyền thanh xã. Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường trong sản xuất, sinh hoạt hằng ngày, hướng dẫn nông dân cách thu gom, phân loại rác. 



Ảnh minh họa
Kinh phí hỗ trợ các tổ thu gom rác hoạt động được lấy từ nguồn thu trong nhân dân với mức 7.000 - 10.000 đồng/hộ/tháng. Số tiền thu được hàng tháng, ngoài việc chi trả lương cho công nhân từ 1 - 1,5 triệu đồng/người/tháng, số còn lại chi cho công tác quản lý và duy tu, sửa chữa xe đẩy rác. Các thành viên thu gom rác chủ yếu là hội viên nông dân nghèo nên việc hình thành tổ thu gom, phân loại rác cũng góp phần tạo việc làm ổn định và giúp tăng thu nhập cho một số người nghèo trong xã. Ông Ngô Viết Hội ở thôn Lang Xá Cồn cho biết: Từ ngày có tổ thu gom rác, người dân vui lắm, không còn cảnh rác thải bừa bãi, xóm làng sạch đẹp hơn. Các thành viên trong tổ làm việc rất có trách nhiệm. Nếu duy trì được đều đặn như thế này, bà con rất ủng hộ. 

Không chỉ thu gom rác thải trong khu dân cư, các tổ thu gom rác thải ở Thủy Thanh còn huy động lực lượng, tổ chức các buổi thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng, khơi thông cống rãnh tại địa bàn tổ quản lý. Hiện nay, mô hình này đã được triển khai thêm ở 3 thôn là Vân Thê Làng, Vân Thê Đập và Thanh Thủy Chánh. Mô hình thu gom rác thải sinh hoạt ở xã Thủy Thanh đã góp phần bảo vệ môi trường, từng bước đưa công tác vệ sinh môi trường trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng. Đây là mô hình bảo vệ môi trường có hiệu quả ở khu vực nông thôn, cần được nhân rộng./. 


Tường Vi
Nguồn tamnhin.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 211


Hôm nayHôm nay : 43924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 931122

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71158437