00:36 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình trang trại kết hợp kinh doanh dịch vụ cho hiệu quả cao

Thứ năm - 03/11/2016 23:52
Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, qua đó đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ khá, giàu. Mô hình kinh tế trang trại kết hợp kinh doanh dịch vụ của gia đình anh Nguyễn Bắc và chị Phạm Thị Mai ở thôn Tân Hiệp, xã Tân Liên là một trong những điển hình.
 


Mô hình chăn nuôi lợn cho thu nhập cao của gia đình anh Nguyễn Bắc ở Tân Liên, Hướng Hóa


Năm 1991, vợ chồng anh Nguyễn Bắc và chị Phạm Thị Mai ở xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong lên vùng kinh tế mới Hướng Hóa sinh sống và lập nghiệp. Xác định trồng trọt và chăn nuôi là hướng đi chủ đạo trong phát triển kinh tế gia đình, vợ chồng anh chị đã cần cù, chịu khó khai hoang gần 2 ha đất đỏ ba dan vùng gò đồi để trồng cà phê chè Arabica. Đây là loại cây công nghiệp thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Hướng Hóa lại cho thu nhập cao. Mỗi năm thu hoạch 1 vụ đạt sản lượng 20 tấn quả tươi/ha, tổng doanh thu đạt 280 triệu đồng/năm, lãi ròng 80 triệu đồng. Bên cạnh đó, với 4 sào cây hồ tiêu, sản lượng đạt 2 tạ/ năm, anh chị thu nhập 40 triệu đồng. Ngoài ra, các loại cây trồng tổng hợp trong vườn như bí đao, ớt, ổi, bơ, mỗi năm cho thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng. Về chăn nuôi, với 15 con lợn nái, mỗi năm sinh sản 2 lứa, mỗi lứa 150 con, số lượng lợn con sau sinh sản để nuôi tại trang trại. Hàng năm, anh Bắc bán ra thị trường 300 con lợn, đạt từ 20 - 21 tấn thịt/năm, giá thị trường hiện nay khoảng 42.000 đồng/kg, đem lại cho gia đình anh nguồn thu 882 triệu đồng/năm, trừ chi phí cho lợi nhuận 250 triệu đồng/năm. 

Trao đổi với chúng tôi về kinh nghiệm nuôi lợn, anh Bắc cho biết: “Thời gian đầu, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật chăn nuôi và luôn trăn trở làm sao đem lại năng suất cao, chất lượng thịt đảm bảo, lợn ít bệnh tật, thị trường đầu ra ổn định, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh... Vừa làm vừa rút kinh nghiệm từ thực tiễn, không ngừng tìm tòi từ sách báo, đặc biệt gia đình luôn tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật của Hội Nông dân, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức. Chăn nuôi lợn theo phương pháp khoa học được gia đình áp dụng triệt để từ thiết kế chuồng trại, chọn giống lợn, thức ăn, chăm sóc, khâu vệ sinh, xử lý hệ thống nước thải… đều hợp lý, đảm bảo vệ môi trường nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao”. Trong chăn nuôi, gia đình anh luôn xác định môi trường là yếu tố hàng đầu để đảm bảo vệ sinh trong khu vực đông dân cư nên đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi theo mô hình khép kín thông qua hầm chứa biogas có trữ lượng chứa 20m3, sau đó sử dụng nấm Trichoderma cho phân hủy, tiêu diệt mầm bệnh để làm phân bón cho cây cà phê, hồ tiêu và các loại cây trồng khác đảm bảo sinh trưởng tốt, năng suất cao, chủ động được nguồn nguyên liệu tại chỗ cho cây trồng, tiết kiệm chi phí đầu tư phân bón hàng năm từ 20 - 30 triệu đồng. 

Nhìn ở khía cạnh khác, gia đình anh Bắc, chị Mai lại rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thức ăn gia súc với tổng doanh thu 2,7 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 200 triệu đồng/năm. Trò chuyện về việc mở cửa hàng kinh doanh, anh Bắc chia sẻ, năm 2005 từ nguồn vốn tích lũy được gần 1 tỷ đồng vợ chồng anh vay thêm vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Hướng Hóa hơn 200 triệu đồng, đầu tư mở rộng quy mô, hàng hóa dịch vụ, phối hợp với các cơ sở chế biến thức ăn gia súc uy tín, chất lượng để phân phối hàng hóa, góp phần tăng thu nhập, vươn lên làm giàu. 

Ở Tân Liên bấy giờ, chủ yếu dân cư ở đồng bằng đi xây dựng vùng kinh tế mới gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, chăn nuôi nhỏ lẻ, vốn đầu tư ít, nên thời gian đầu vợ chồng anh bán nợ cho bà con thức ăn gia súc, định kỳ xuất lợn, vịt, gà… người dân trả tiền, cứ thế lấy ngắn nuôi dài và quay vòng vốn quanh năm, vợ chồng anh tạo được lòng tin của nông dân nên lượng khách tới mua hàng ngày một đông, ước đạt từ 40 - 60 hộ và ngày càng đi vào ổn định. 

Bên cạnh đó, hàng năm đến mùa thu hoạch cà phê, gia đình anh chị thu mua cà phê quả tươi của người dân trên địa bàn với sản lượng khoảng 300 tấn/năm, doanh thu 2,1 tỷ đồng, trừ chi phí lãi ròng đạt 100 triệu đồng/năm. 

Lợi nhuận hàng năm từ mô hình kinh tế trang trại và kinh doanh dịch vụ của gia đình anh Bắc đạt hơn 680 triệu đồng. Gia đình anh mua sắm các trang thiết bị phục vụ chăn nuôi và trồng trọt với 1 máy hút phân, hệ thống đường ống dẫn để tưới tiêu cho cây trồng, 2 máy phát cỏ công năng tối ưu. Mặt khác, gia đình anh còn mua sắm phương tiện đi lại, lo cho các con có công việc ổn định, xây dựng nhà cửa khang trang. 

Theo Báo Quảng Trị
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195


Hôm nayHôm nay : 23538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 343241

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73390212