20:31 EDT Chủ nhật, 21/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Muốn thoát nghèo bền vững nhất, lao động phải có việc làm ổn định

Thứ ba - 03/04/2018 19:21
Là một xã khó khăn của huyện Bình Chánh (TP.HCM), xã Lê Minh Xuân xác định phải nỗ lực thay đổi nhận thức trong dân rằng con đường thoát nghèo bền vững nhất là lao động phải có việc làm ổn định.

Theo Sở NNPTNT TP.HCM, đặc điểm chung của các hộ nghèo, hộ cận nghèo nơi đây là đa số lao động nghỉ học sớm, lại không học nghề nên không có trình độ chuyên môn, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng máy móc hiện đại. Điều này cũng hạn chế khả năng cập nhật kiến thức và ứng dụng kỹ thuật nuôi trồng tiến bộ. Lao động nữ chỉ làm việc nội trợ nên thu nhập không ổn định. Còn lại, một số hộ không thể thoát nghèo được do không có hoặc chỉ có một lao động mà nuôi đến 2 – 3 người phụ thuộc.

 muón thoat ngheo ben vung nhat, lao dong phai co viec lam on dinh hinh anh 1

Mô hình tổ tự quản được đánh giá cao giúp lao động nông thôn có việc làm, ổn định thu nhập. Ảnh: N.V

Khó khăn này đặt ra cho chính quyền xã phải tăng cường các hội đoàn thể, thường xuyên tổ chức tập huấn sơ cấp nghề hoặc đưa đi thực tế các mô hình trồng trọt chăn nuôi hiệu quả ở các địa phương khác để thu hút lao động nghèo tham gia. Trong các phương cách đó, xã Lê Minh Xuân đánh giá cao vai trò của tổ tự quản. Tổ trưởng các tổ tự quản phải thường xuyên nắm bắt tình hình thực tế hộ nghèo để có hướng đề xuất giải quyết, hỗ trợ sinh kế, vay vốn…

Điển hình thực tế là hộ ông Nguyễn Phước Thọ, ngụ ấp 1, thuộc hộ nghèo năm 2017. Trước đây, ông Thọ chỉ làm dịch vụ rửa xe. Sau khi được tổ tự quản giảm nghèo vận động học lớp đào tạo sửa xe gắn 6 tháng vào ban đêm, ông Thọ có dịp nâng cao tay nghề. Đến nay, ông đã mạnh dạn đầu tư dụng cụ và nhận sửa xe gắn máy tại nhà, giúp thu nhập gia đình ổn định hơn. Cuối năm 2017, gia đình ông đã được nâng chuẩn từ hộ nghèo sang cận nghèo.

Ông Hồ Phú Quyền - Chủ tịch UBND xã Lê Minh Xuân cho biết, có 18 tổ tự quản giảm nghèo đang hoạt động ổn định và thường xuyên trên địa bàn xã. Các tổ tự quản này vẫn thường xuyên tuyên truyền, tập huấn để hộ dân hiểu hơn về hiệu quả của học nghề; thường xuyên triển khai chính sách mới, bàn các giải pháp thoát nghèo, giải quyết các vấn đề an sinh.

“Từ những điển hình như gia đình ông Thọ, vai trò của tổ tự quản sẽ tiếp tục nhân rộng hiệu quả giảm nghèo bằng học nghề, nâng cao tay nghề song song với các hỗ trợ về kinh phí và vay vốn sinh kế” - ông Quyền cho biết.

Theo Đoàn Nguyên/Báo Dân Việt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 271

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 269


Hôm nayHôm nay : 59122

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 984049

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64969993