19:21 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Na Lục Ngạn, Bắc Giang được mùa, được giá thay đổi vùng quê nghèo

Thứ sáu - 27/09/2019 12:36
Với tổng diện tích gần 530 ha, vùng SX na tập trung thuộc 2 xã Nghĩa Phương và Huyền Sơn (Lục Nam, Bắc Giang) cho giá trị mỗi năm trên 600 tỉ đồng, giúp thay da đổi thịt vùng quê nghèo.
bao trái quả, cắt cành tạo tán..., đặc biệt là kỹ thuật thụ phấn nhân tạo cho na để rải vụ

bao trái quả, cắt cành tạo tán..., đặc biệt là kỹ thuật thụ phấn nhân tạo cho na để rải vụ

Xã Nghĩa Phương và Huyền Sơn là 2 xã vùng cao của huyện Lục Nam - Bắc Giang, đất đai rất cằn cỗi. Trước đây, người dân chủ yếu trồng lúa. Tuy nhiên khoảng 4-5 năm trở lại đây, cây na đã phủ xanh bạt ngàn thay thế cây lúa.

Diện tích na mở rộng rất nhanh tại xã Nghĩa Phương, đến nay đã đạt trên 400 ha, trong đó đa số đất trồng lúa ở các chân vàn, vàn cao phần lớn đã được chuyển đổi sang trồng na.

Nếu thâm canh tốt, mỗi hecta na có thể cho năng suất từ 14-16 tấn. Với giá bán trung bình từ 30-35 nghìn đồng/kg, cho thu nhập bình quân từ 500 – 550 triệu đồng/năm. Nhờ cây na, đời sống người dân đã đổi thay từng ngày. Nông dân ví von “na đi tới đâu, nhà lầu tới đó”.

Hiện nay, cây na ở vùng na Nghĩa Phương – Huyền Sơn đã được nông dân áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật về chăm sóc, bao trái quả, cắt cành tạo tán..., đặc biệt là kỹ thuật thụ phấn nhân tạo cho na để rải vụ. Nhờ đó, từ chỗ chỉ cho thu hoạch 1 vụ/năm, hiện nông dân có thể chủ động cho ra quả quanh năm (tối đa 3 vụ/năm), trong đó vụ chính thu hoạch vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 (Âm lịch) hàng năm.

Dụng cụ để thụ phấn nhân tạo cho na khá đơn giản. Đó chỉ những chiếc ống hút nhựa, phía trong được xuyên vào một que gỗ tương tự xi-lanh.

Để thụ phấn cho na, nông dân sử dụng “xi lanh” ống nhựa tiến hành gạt, thu phấn hoa vào đầu “xi lanh” ở một cây na bất kỳ.

Sau đó tiến hành bơm “xi lanh” để đưa phấn vào đầu nhị hoa ở một cây na khác. Cách thụ phấn này đảm bảo tỉ lệ đậu quả gần như 100%.

Ở các trà na trái vụ về cuối năm, nông dân thường chỉ thụ phấn và giữ lại mỗi cây từ 20-30 quả. Những quả na thụ phấn được chọn ở gần thân chính để đảm bảo phát triển tốt, độ đồng đều cao, trung bình 300g/quả. (Trong ảnh: Những quả na lứa 3, hiện tại đã được 2 tháng sau khi đậu quả, dự kiến thu hoạch vào tháng 11 Âm lịch năm 2019).

Anh Lộc Văn Vương, một chủ vườn na kiêm đại lí thu mua na tại xã Nghĩa Phương cho biết: Na được các đại lí trong xã thu mua, đóng gói, sau đó bán cho các thương lái từ nhiều tỉnh phía Bắc. Đặc biệt các năm trước đây, có rất nhiều thương nhân Trung Quốc cùng các thương lái từ Lạng Sơn về thu mua (mỗi đại lý từ 5-6 tấn/ngày) để XK sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên năm nay, không còn có thương lái Trung Quốc và Lạng Sơn về thu mua như mọi năm.

BBT (Tổng hợp)/https://www.mard.gov.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 420

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 412


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1334597

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68564760