Canh tác tôm - lúa thích hợp với điều kiện tự nhiên ven biển, mang tính bền vững trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao. Năm 2015, diện tích mô hình khoảng 160 nghìn ha, thu về 65 nghìn tấn tôm, cung cấp nửa triệu tấn lúa đặc sản, lúa chất lượng cao, đem đến cho bà con nguồn thu nhập 60 - 70 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, mô hình tôm - lúa ĐBSCL gặp nhiều khó khăn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Nguyên nhân là do: chuyển dịch từ cây lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm xen canh, công trình thủy lợi chưa phù hợp, nguồn tôm giống chất lượng chưa được quan tâm, dịch bệnh xảy ra nhiều, thiếu kinh nghiệm canh tác, chưa tiếp cận khoa học kĩ thuật…
Theo đó, nhiều giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững của mô hình này ở vùng ĐBSCL được các địa phương đề ra tại Diễn đàn. Trong đó, vấn đề được quan tâm hàng đầu là giải pháp phát triển mô hình tôm - lúa thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, nhất là phù hợp với bối cảnh khô hạn và xâm nhập mặn. Tăng cường đầu tư hạ tầng cấp thoát nước, hệ thống quan trắc môi trường đảm bảo quản lý chất lượng nước; Tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong điều tiết nước mặn, ngọt đảm bảo sản xuất; Xây dựng thương hiệu , quảng bá sản phẩm tôm từ vùng tôm lúa trên thị trường quốc tế; hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý và chính sách phát triển…
Thông qua Diễn đàn, tạo điều kiện cho bà con nông dân học hỏi,trao đổi với nhà khoa học, doanh nghiệp, tìm giải pháp khắc phục khó khăn, tháo gỡ vướng mắc trong quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của mô hình canh tác tác lúa - tôm, trong liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản và xây dựng cánh đồng lớn. Từ đó phát triển sản xuất bền vững, nâng cao thu nhập của người nông dân.
Theo thuysanvietnam.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn