08:56 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng tay nghề cho lao động nông thôn

Thứ bảy - 14/10/2017 03:11
Nền nông nghiệp Việt Nam với năng lực lao động còn quá nhiều hạn chế sẽ phải đối mặt với nguy cơ các nước phát triển nắm thế chủ động trong việc tự cung tự cấp lương thực, đồng nghĩa người nông dân công nghệ thấp sẽ dần mất đi việc làm và nguồn tiêu thụ vào tay nông dân công nghệ cao...

Thiếu nhân lực có chuyên môn, được đào tạo

Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp - lĩnh vực vốn không yêu cầu cao về kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động vẫn chiếm tỷ trọng lớn (54%). Việt Nam đang rất thiếu lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn cao trong khi lại dư thừa lao động phổ thông.

 nang tay nghe cho lao dong nong thon hinh anh 1

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2016 tham quan các khu trồng rau công nghệ cao của VinEco Tam Đảo.  Ảnh: T.Q

Dạy nghề chưa kết hợp với sử dụng tạo việc làm, chưa gắn kết chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hệ thống chính sách, pháp luật chồng chéo (đầu tư, giáo dục, dạy nghề…); giải pháp đổi mới giáo dục nghề còn thiếu hệ thống, đồng bộ, mang tính chắp vá, không hiệu quả.

Theo một đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2010), nếu lấy thang điểm 10 để đánh giá thì chất lượng lao động Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (đứng thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của World Bank), trong khi con số này của Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94. Trong số các nước trong khu vực, Việt Nam là nước duy nhất bị sụt giảm về tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp. Do vậy khoảng cách về năng suất lao động giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đã tăng lên và tỷ trọng năng suất lao động nông nghiệp trên tổng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng giảm nhanh nhất tại châu Á.

Nguồn nhân lực có chuyên môn, đào tạo ở nước ta hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất hạn chế so với những yêu cầu hội nhập và phát triển. Trình độ thấp của người lao động đã ảnh hưởng lớn đến việc tập cận khoa học công nghệ. Đặc biệt, ở những vùng miền có nền kinh tế kém phát triển, còn nhiều khó khăn thì đây là rào cản lớn trong việc xây dựng quy mô của một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Trong khi đó, nguồn lực đầu tư cho khuyến nông tuy ở mức tăng nhưng còn chậm, chỉ đáp ứng được khoảng 40 – 45% nhu cầu về thông tin tuyên truyền, 25-30% nhu cầu về đào tạo tập huấn, và 20-25% nhu cầu về nhân rộng mô hình của người dân. Tính đến cuối năm 2016, tổng kinh phí khuyến nông Trung ương và địa phương chỉ ở mức xấp xỉ 238 tỷ đồng, tức là bình quân mỗi hộ nông dân được đầu tư khoảng 27.700 đồng/năm, trong khi mức đầu tư này ở một số quốc gia nông nghiệp trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia… là 50 – 80 USD/hộ/năm.

Tăng cường dạy nghề, hoạt động khuyến nông...

Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng của nguồn nhân lực khu vực nông thôn hạn chế là công tác giáo dục nghề. Hệ thống giáo dục nghề còn lạc hậu, chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao cho sản xuất và đời sống. Cơ cấu hệ thống giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng (298 trường) nhiều hơn trung cấp và dạy nghề (269 trường); cán bộ quản lý và giáo viên của cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng (83.087 người) cao hơn trung cấp và dạy nghề (20.626 người).

Đào tạo nghề vẫn chủ yếu xuất phát từ phía cung – có nghĩa là giảng dạy, hướng dẫn những kiến thức kỹ năng mà các tổ chức dạy nghề có, không thực sự xuất phát từ yêu cầu của người học - từ phía cầu. Chương trình nặng nề lý thuyết, nhẹ thực hành, thiếu nghiêm trọng dụng cụ dạy, ít giảng dạy tại hiện trường, xí nghiệp, cánh đồng, trang trại.

Khi việc ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 vào sản xuất nông nghiệp được triển khai trên toàn thế giới, gỡ bỏ những rào cản, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của mỗi quốc gia thì nền nông nghiệp Việt Nam với năng lực lao động còn quá nhiều hạn chế sẽ phải đối mặt với nguy cơ các nước phát triển sẽ nắm thế chủ động trong việc tự cung tự cấp lương thực, đồng nghĩa người nông dân công nghệ thấp sẽ dần mất đi việc làm và nguồn tiêu thụ vào tay nông dân công nghệ cao, khi đó, nông dân - nhóm người vốn bấp bênh nhất về công việc cũng sẽ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp.

Trước thực tế này, để đáp ứng đòi hỏi của Nông nghiệp 4.0, việc quan trọng hàng đầu là tăng cường chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn thông qua dạy nghề, hoạt động khuyến nông, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội.

Chúng ta cần đa dạng hóa các phương thức đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các kết quả từ dữ liệu lớn (Big data trong nông nghiệp) theo các hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện của từng vùng, miền...

Tại các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cần đảm bảo có các khóa tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân nhằm giúp người dân cập nhật kỹ thuật mới và ứng dụng công nghệ thông tin, các công nghệ mới trong CMCN 4.0 vào sản xuất, quản lý chất lượng, chế biến, vận chuyển và thương mại. Ít nhất trong mỗi tổ chức hợp tác (hợp tác xã, câu lạc bộ, tổ hợp tác) phải có từ 1-3 cán bộ chuyên trách về kỹ thuật tùy theo quy mô tổ chức hoặc trên 50% số lao động đã qua đào tạo, tập huấn kỹ thuật.

Bên cạnh đó cần tăng cường các hoạt động điều tra, khảo sát và dự báo các nhu cầu cơ bản, ổn định về học nghề đáp ứng nhu cầu kiến thức về CMCN 4.0 của đội ngũ lao động nông thôn, qua đó chủ động xây dựng các chương trình đào tạo nghề trong các ngành, vùng và địa phương.

 Theo Dân Việt.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 285

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 284


Hôm nayHôm nay : 56224

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 429051

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73476022