19:45 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghệ An: Hỗ trợ hàng tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Chủ nhật - 28/07/2019 23:02
UBND tỉnh Nghệ An vừa thông qua quy định các hạng mục, công trình, định mức hỗ trợ đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

nghệ-an.jpg




















Nhiều dự án đầu tư vào nông nghiệp sẽ được hỗ trợ
Tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 7/2019 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã thông qua dự thảo quy định hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn Nghệ An.
 
Đầu tư Trạm biến áp trong hàng rào dự án hỗ trợ số tiền 100 triệu đồng, đường dây ngoài hàng rào dự án: 110 triệu đồng, đường giao thông trong hàng rào dự án 100 triệu đồng, đường giao thông ngoài hàng rào dự án: 450 triệu đồng, nhà xưởng từ 700 -1 tỷ đồng.
 
Nghệ An cũng quy định hỗ trợ nhà ở cho người lao động từ 1 tỷ đến 2 tỷ đồng, nước sạch 100 triệu đồng, xử lý chất thải 2 tỷ đồng, máy bơm nước 1 tỷ đồng, chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực cấp tỉnh 100 triệu đồng, đề tài nghiên cứu khoa học, bản quyền, công nghệ 200 triệu đồng.
 
Ngoài ra còn hỗ trợ triển lãm, xây dựng nhà lưới, nhà kính…
 
Đối với các nội dung hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo Quy định của Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
 
Hà Tĩnh: Tạm dừng nhập lợn ngoại tỉnh để khống chế DTL châu Phi
 
Đây là biện pháp mạnh của tỉnh Hà Tĩnh nhằm ngăn ngừa, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi hiện vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường trên địa bàn.
 
Ông Đoàn Minh Lương – Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Can Lộc cho biết: “UBND tỉnh vừa ban hành Công điện tiếp tục triển khai, thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh DTLCP, trong đó tạm dừng nhập lợn từ các tỉnh khác vào địa bàn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm là hết sức cần thiết để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên diện rộng, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi”.
 
hà-tĩnh.jpg
Hà Tĩnh sẽ tạm dừng nhập lợn từ các tỉnh 
Ông Trần Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y thông tin: Hiện tại, các trại nái trên địa bàn đang nằm trong tầm kiểm soát với tổng đàn khoảng 40.000 con, trong đó khoảng 20.000 con nái bố, mẹ. Bởi vậy, số lượng giống trên địa bàn đang đủ cho phát triển sản xuất.
 
Để đảm bảo cho công tác phòng chống dịch thì giảm đàn được xem là giải pháp căn cơ nhất trong thời điểm hiện nay. Vì vậy, giảm bằng cách tạm thời dừng nhập đàn từ các tỉnh khác vào là hết sức quan trọng.
 
Quảng Trị: Trao bò giống sinh sản cho 10 gia đình nạn nhân da cam/dioxin
 
Sáng nay 27/7, Hội Người khuyết tật, nạn nhân da cam, Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công ty Bến Thành TNHH MTV tổ chức lễ trao bò giống cho nạn nhân da cam/dioxin.
 
Theo đó, 10 con bò giống có tổng trị giá 100 triệu đồng được trao cho 10 gia đình nạn nhân da cam/dioxin ở huyện Vĩnh Linh (5 gia đình) và thị xã Quảng Trị (5 gia đình) để phát triển kinh tế, từng bước vượt qua khó khăn thoát nghèo bền vững. Nguồn bò giống do Công ty Bến Thành TNHH MTV tài trợ. Các gia đình được tặng bò giống đều có hoàn cảnh khó khăn, có đủ điều kiện về chuồng, trại, có lao động đảm bảo việc chăn nuôi để bò phát triển khỏe mạnh và có khả năng sinh sản.
 
Tại buổi lễ, các gia đình được tặng bò giống cam kết sau khi bò sinh sản được 2 bê nghé, gia đình được tặng bò sẽ chuyển bê nghé thứ 2 cho một gia đình nạn nhân da cam/dioxin khác nuôi và chăm sóc để họ có thêm điều kiện phát triển kinh tế (theo hình thức quay vòng).

Địa đạo An Hô - nơi đóng quân và tác chiến của Trung đoàn 1, thuộc Sư đoàn 324 trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn từ năm 1973 ở xã Hương Nguyên, huyện A Lưới đã được UBND tỉnh quyết định xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh. UBND huyện A Lưới tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận bằng công nhận sáng 27/7.
 
an-hô.JPG
Địa đọa An Hô được trao bằng Di tích cấp tỉnh.
 
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để bảo vệ vững chắc vùng giải phóng miền Tây Thừa Thiên Huế, Bộ Chỉ huy Sư đoàn 324 quyết định giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 1 mở chiến dịch tấn công giành lại toàn bộ dãy An Hô, Tà Lương và cao điểm 620 ở hai bên trục đường 12. Từ đó xây dựng hệ thống phòng tuyến sông Bồ - An Hô - Tà Lương - cao điểm 620, nhằm bảo vệ vững chắc vùng giải phóng A Lưới, đồng thời làm bàn đạp để tấn công về Huế. Trong những kế hoạch được giao, nhiệm vụ xây dựng một địa đạo trên dãy An Hô đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Ngoài nhiệm vụ phòng thủ, địa đạo còn được dự tính lâu dài cho việc tập kết, dự trữ trang thiết bị và vũ khí cho đơn vị trong các chiến dịch.
 
Đại tá Nguyễn Hồng Sơn, UVTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan đã đến dự và trao Bằng công nhận xếp hạng địa đạo An Hô là di tích lịch sử cấp tỉnh. Tham dự buổi lễ còn có đông đảo các Cựu chiến binh là những người từng trực tiếp chiến đấu, đào, thi công hệ thống địa đạo An Hô chiến lược này.
 
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Địa đạo An Hô góp phần làm phong phú và đa dạng các loại hình địa đạo của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; thể hiện sự thông minh, sáng tạo, làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến tranh nhân dân của quân đội Việt Nam.
 
Thêm cơ hội cho nông nghiệp công nghệ cao
 
Hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp với chủ đề "Nông nghiệp Thừa Thiên Huế phát triển bền vững, an toàn, ứng dụng công nghệ cao" sẽ khai mạc vào ngày 29/7.
 
Hơn 250 đại biểu là các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước về nông nghiệp phát triển nông thôn; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ trao đổi về những công nghệ sản xuất mới, định hướng, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp.
 
Tại hội nghị, UBND tỉnh sẽ trao quyết định chủ trương đầu tư, ký kết các biên bản hợp tác chiến lược với một số doanh nghiệp. Các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, các nhà đầu tư/doanh nghiệp cũng sẽ được giới thiệu, khảo sát địa điểm các dự án kêu gọi đầu tư; tham quan dự án, mô hình nông nghiệp điển hình ở huyện Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà.
 
Theo  Ngọc Thủy (tổng hợp)/kinhtenongthon.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 72


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1250215

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72932924