12:42 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghệ An: Làm giàu nhờ 'ngân hàng dê'

Thứ sáu - 28/10/2016 08:50
Phát huy lợi thế của vùng bán sơn địa có vùng đồi rộng lớn, hàng chục hộ dân Mỹ Thành (huyện Yên Thành) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi dê, nhất là từ khi mô hình 'Ngân hàng dê' của Hội Nông dân xã triển khai đã tạo thêm động lực cho bà con nông dân. Mô hình nuôi dê thực sự mang lại hiệu quả, giúp nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

Ông Nguyễn Văn Năm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thành phấn khởi cho biết, định hướng phát triển chăn nuôi dê được Hội thực hiện từ năm 2010 đã thu hút gần 20 hộ tham gia. Tuy vậy số hộ nuôi dê phát triển mạnh nhất là từ khi Hội Nông dân xã tổ chức mô hình “Ngân hàng dê”.

 Đàn dê của gia đình anh Nguyễn Vĩnh Thanh, xóm 13B xã Mỹ Thành (Yên Thành) - chăn nuôi

 Đàn dê của gia đình anh Nguyễn Vĩnh Thanh, xóm 13B xã Mỹ Thành (Yên Thành)

 

Riêng 12 hộ nuôi theo mô hình này mặc dù mới triển khai trong năm 2016 nhưng đến nay, hầu hết đàn dê của các hộ đều đã sinh sản.

Mỹ Thành vốn đất đai cằn cỗi, sản xuất nông nghiệp tương đối khó khăn, số hộ nghèo trên địa bàn vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Qua tìm hiểu báo đài và đi tham quan ở một số địa phương, Hội Nông dân xã động viên, khuyến khích bà con phát triển mô hình chăn nuôi này và quyết định thực hiện “Ngân hàng dê” nhằm hỗ trợ những gia đình thuộc diện khó khăn, hộ nghèo trên địa bàn.

Để có nguồn vốn ban đầu, Hội Nông dân xã Mỹ Thành đã gửi thư kêu gọi sự ủng hộ của bà con nhân dân địa phương, con em Mỹ Thành đi làm xa quê cùng các doanh nghiệp chung tay hỗ trợ.

Chỉ trong một thời gian ngắn Hội đã kêu gọi được trên 200 người dân tham gia ủng hộ với tổng số tiền hơn 76 triệu đồng. Hội đã chọn ra 12 hộ thuộc diện hộ nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn để giải ngân. Theo đó, 3 hộ nghèo được vay 10 triệu/mỗi hộ, số còn lại mỗi hộ được vay 5 triệu đồng, thời gian vay trong vòng 2 năm không lãi suất.

Nuôi dê đã giúp nhiều nông dân ở Mỹ Thành vươn lên thoát nghèo - chăn nuôi

Nuôi dê đã giúp nhiều nông dân ở Mỹ Thành vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

 

Là hộ thuộc diện khó khăn, đầu năm 2016, ông Phạm Công Cường ở xóm 3 rất phấn khởi khi được hội Nông dân xã Mỹ Thành hỗ trợ 5 triệu đồng từ mô hình ngân hàng dê. Thêm một số vốn gia đình tích lũy được, ông mạnh dạn đầu tư mua 3 con dê về chăn thả và xây dựng chuồng trại.

Sau một thời gian chăm sóc, dê của ông đã sinh sản, dê con hiện nay có trọng lượng khoảng 20 kg, với giá dê hiện nay, ông Cường thu về khoảng 3 triệu đồng.

Ông Cường cho biết: “nuôi dê không vất vả nhiều, thức ăn lại rất dễ kiếm, các loại lá cây có trong vườn nhà, ngô hoặc chuối đều là những thức ăn mà chúng rất ưa thích nên chi phí chăm sóc thấp trong khi dê rất nhanh lớn, mỗi tháng dê con có thể tăng từ 4 - 5 kg nếu được chăm sóc tốt”.

Cũng được hỗ trợ 5 triệu đồng từ “Ngân hàng dê” nhưng anh Nguyễn Vĩnh Thanh ở xóm 13B đã có gần 5 năm kinh nghiệm nuôi dê. Anh Thanh chia sẻ: “Năm 2012 tôi đến nhà một người quen ở chơi, thấy gia đình họ nuôi dê, chủ nhà mách nước nuôi dê dễ ăn lắm, một năm thu đến 80 triệu đồng chứ chẳng chơi. Lúc đó tôi cũng không tin nhưng tìm hiểu thấy kỹ thuật nuôi không khó trong khi vườn nhà rộng lớn nên tôi quyết định mua dê về chăn thả. Sau một năm thử nghiệm, thấy con dê nhanh lớn, nhanh sinh sản và thực sự mang lại hiệu quả nên từ đó tôi mạnh dạn phát triển đàn”.

Hiện nay đàn dê của anh Thanh có 15 con, nhưng cũng có thời điểm trên 40 con, đem lại thu nhập cho gia đình trên 60 triệu đồng/năm. Anh Thanh cho biết, dê cái có trọng lượng 17 kg là bước vào thời kỳ sinh nở, thời gian mang bầu của dê ngắn, dê nuôi khoảng 5 tháng là bán được nên trong vòng một năm nếu thuận lợi 2 con dê cái đã cho 4 con dê con, thu về khoảng 12 triệu đồng.

chăn nuôi dê - chăn nuôi

Vợ chồng ông Cường vui mừng vì dê đã sinh sản.

 

Từ mô hình “Ngân hàng dê” của Hội nông dân xã Mỹ Thành, hàng chục hộ dân khác cũng mạnh dạn làm theo. Từ gần 20 hộ nuôi dê ban đầu đến nay Mỹ Thành có trên 80 hộ chăn nuôi dê, trong đó nhiều hộ có số lượng lớn như hộ ông Nguyễn Văn Hải, xóm 4 với hơn 30 con dê, thu nhập mỗi năm từ nuôi dê hơn 70 triệu đồng; hộ ông Nguyễn Văn Thất ở xóm Tân Mỹ nuôi gần 40 con dê, ngoài ra ông còn phát triển thêm dịch vụ buôn bán dê thịt, dê giống nên thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Để hỗ trợ người chăn nuôi, Hội nông dân cũng mở các lớp học về kỹ thuật chăn nuôi dê cho bà con.

Trước sự lớn mạnh của mô hình chăn nuôi dê trên địa bàn, Hội Nông dân xã Mỹ Thành đã quyết định thành lập CLB chăn nuôi dê nhằm tạo ra môi trường để người dân trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ nhau về vốn để phát triển số lượng đàn, đồng thời giúp nhau chia sẻ thông tin về thị trường tiêu thụ. CLB mới thành lập đã thu hút 32 hộ thành viên tham gia. Ông Năm cho biết, nếu mô hình chăn nuôi dê phát triển mạnh, chúng tôi sẽ thành lập Hợp tác xã nuôi dê để tạo ra cơ hội lớn hơn cho người nông dân làm giàu.

 
 
 

Lan Thái

Nguồn: Báo Nghệ An


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 160


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 374231

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73421202