08:20 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghề nuôi ong mật ở Bình Liêu

Thứ hai - 13/01/2020 21:52
Mật ong Bình Liêu có chất lượng tốt, được khách hàng tin dùng do người nuôi ong theo kiểu bán hoang dã. Trong những năm gần đây, huyện Bình Liêu đã rất chú trọng phát triển các rừng cây lâu năm tạo nguồn hoa dồi dào, giúp các đàn ong phát triển tốt và nâng cao chất lượng mật.

Anh Lã Văn Hà, xã viên HTX Hợp Tiến (bên phải) trao đổi về nghề nuôi ong với đồng nghiệp.

Hiện nay, đàn ong trên địa bàn huyện Bình Liêu có khoảng 2.700 tổ, hàng năm cho ra sản lượng hơn 12.000 lít mật. Ong được nuôi rải rác tại hộ dân ở các xã, thị trấn trong toàn huyện, mật ong được tiêu thụ từ các mối hàng quen đã có nhiều năm nay. HTX Hợp Tiến (xã Tình Húc) là đơn vị duy nhất ở Bình Liêu đăng ký sản phẩm OCOP “Mật ong rừng Bình Liêu”. HTX có 8 xã viên với hơn 600 tổ ong, năm 2019 cho ra thị trường gần 2.000 lít mật.

Anh Lã Văn Hà, thôn Pắc Liềng là xã viên của HTX Hợp Tiến, có cơ ngơi gần 100 tổ ong, gia đình anh “cha truyền con nối” với nghề nuôi ong. Anh Hà bảo: “Nghề nuôi ong ở Bình Liêu, nói đúng hơn là bảo tồn loài ong, vì người nuôi chỉ làm tổ cho ong, còn con ong tự đi kiếm mật từ các loài hoa tự nhiên trong rừng về. Mật ong của chúng tôi tiêu thụ rất tốt, được khách hàng rất ưa chuộng khi đưa đến tham gia các gian hàng OCOP hàng năm của tỉnh”.

Tỉnh Quảng Ninh đã công nhận sản phẩm mật ong của HTX Hợp Tiến đạt 3 sao tại Cuộc thi đánh giá xếp hạng năm 2018. HTX Hợp Tiến còn được Cục Sở hữu Trí Tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), và Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam chứng nhận sản phẩm của HTX đạt danh hiệu “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng năm 2018”.

Trong những năm gần đây, huyện Bình Liêu rất chú trọng việc bảo tồn các khu rừng nguyên sinh và phát triển các khu rừng trồng các loài cây lâu năm cho nhiều hoa như hồi, sở. Bình Liêu hiện có 4.428ha rừng hồi đan xen các cánh rừng quế, trám, thông… khoảng hơn 1.000ha nữa.

Từ năm 2015, khi Hội hoa Sở đầu tiên được tổ chức tại thôn Đồng Long, xã Đồng Tâm, thì cây sở được huyện chú trọng hơn. Người dân tích cực vào cuộc phát triển rất nhanh các rừng sở, từ 30ha sở năm 2015 đến nay diện tích cây sở toàn huyện đạt hơn 468,27ha. Cây sở được dùng để lấy hạt ép dầu ăn, các khu rừng sở còn cung cấp lượng hoa dồi dào để nuôi sống các đàn ong.

Thôn Pắc Liềng, xã Tình Húc đã có truyền thống nuôi ong từ hàng trăm năm nay. Ông Lý Ngọc Thăng là người có kinh nghiệm lâu năm từ nghề nuôi ong ở thôn Pắc Liềng bảo: “Để có đàn ong khỏe mạnh, chất lượng tốt, ong đưa về nuôi cũng phải mang từ trên rừng về. Người có nghề bắt ong quan sát trong đàn ong, rồi nhận biết từ hàng trăm con ong thợ để tìm ra ong chúa mà bắt, rồi cầm theo cả bọng ong về nhà là cả đàn ong tự theo về”.

Cũng theo ông Thăng, để ong quen với nơi ở mới không bỏ đi, các thợ nuôi ong làm tổ ong từ khúc thân cây gỗ duội to, là loại gỗ lành, không độc. Gỗ được khoét rỗng ở giữa, 2 đầu tổ được bịt lại bằng tấm gỗ tròn để lại khe hở nhỏ vừa đủ để con ong lách vào. Một tổ ong có thể lấy được khoảng 4 lít mật/năm và có thể khai thác mật được hơn chục năm, cá biệt có tổ ong cho mật được khoảng 20 năm.

Ngày nay, gỗ duội to để làm tổ ong rất khó kiếm nên các tổ ong được thay thế bằng các thùng gỗ, dễ kiếm, dễ phát triển với số lượng lớn khi nhân đàn.

Ở bản Loòng Vài (xã Hoành Mô) cũng rất phát triển nghề nuôi ong. Loòng Vài có 62 hộ dân, 100% bà con trong bản đều trồng cây hồi, sở từ 1 – 7 ha/hộ. Vậy là hầu như nhà nào cũng nuôi ong, nhà ít cũng có vài tổ, nhà nhiều có cả trăm tổ.

Ông Hoàng A Sầu là người nuôi nhiều ong nhất Loòng Vài với 100 tổ ong. Anh được kế thừa một phần “gia tài ong” của bố anh là Hoàng A Sủi đã có nghề nuôi ong từ đời ông cha. Anh Sầu treo tổ ong quanh bờ tường sau nhà, cả trên các hốc đá trên sườn đồi. Anh Sầu bảo: “Cái khó nhất trong nghề này là phải tìm được tổ ong trên rừng để mang về nhà nuôi. Bởi Loòng Vài chỉ hợp với nuôi ong tự nhiên thôi”.

Vậy là, từ cách nuôi ong truyền thống bán tự nhiên để tạo ra mật ong có chất lượng tốt cũng hình thành ý thức bảo vệ rừng của người dân Bình Liêu, vì họ hiểu nếu như các cánh rừng mất đồng nghĩa với nghề nuôi ong cũng sẽ biến mất theo.

Công Thành/quangninh.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233


Hôm nayHôm nay : 45997

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 811560

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71038875