Năm 1988, trở về sau quân ngũ, CCB Đặng Văn Xuân lập gia đình ra ở riêng, cuộc sống vô cùng khó khăn, nhưng với bản lĩnh của người lính Cụ Hồ ông không cam chịu cảnh đói nghèo. Ông từng bước tìm tòi học hỏi để phát triển kinh tế gia đình.
Đầu tiên ông đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do thiếu vốn và kinh nghiệm chưa nhiều nên hiệu quả không cao, nhưng không vì thế mà ông nản lòng. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi, được tổ chức hội đứng ra tín chấp cho vay vốn phát triển kinh tế, ông đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn thương phẩm, kết hợp với phát triển kinh tế vườn rừng.
Với mô hình chăn nuôi lơn thịt, lợn giống mỗi năm CCB Đặng Văn Xuân có thu nhập hàng trăm triệu đồng. |
Với sự chịu khó, cần cù cộng với việc áp dụng đúng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt nên mô hình của ông đã cho hiệu quả kinh tế cao. Sau nhiều năm vất vả lao động, giờ đây gia đình ông đã có một cơ ngơi khang trang với nguồn thu nhập khá ổn định. Hiện trong chuồng trại của ông luôn có từ 80 -100 con lợn, mỗi năm cho xuất chuồng hơn 10 tấn lợn hơi, mỗi năm trừ chi phí ông thu lãi gần 100 triệu đồng. Bên cạnh đó ông đã đầu tư trồng 200 gốc cam đến nay đã gần cho thu hoạch và 700 gốc chuối tiêu hồng và chăn nuôi thêm trâu, bò, vỗ béo bán cho thương lái dưới xuôi.
Bên cạnh trang trại lợn ông còn nuôi trâu bò vỗ béo cho thu nhập cao. |
Không những làm kinh tế giỏi mà ông còn nhiệt tình tham gia vào phong trào của địa phương, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng ở thôn xóm. Nhiều năm liên tục, gia đình ông luôn giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa. Bản thân ông được tặng thưởng nhiều giấy khen, trong phong trào phát triển kinh tế. Ông xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo.
Theo Báo Nghệ An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn