14:12 EST Thứ hai, 30/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người “kết nối” dòng chảy tín dụng ưu đãi

Thứ tư - 20/05/2015 03:08
Hơn 10 năm công tác tại Hội Phụ nữ xã Nam Sơn (Đô Lương - Nghệ An) cũng là từng ấy năm chị gắn với cái tên “chị Thủy tín dụng nông thôn”. Đến bây giờ chị Trần Thị Thủy đã trở thành người rất đỗi thân quen với bà con bởi đã góp phần “kết nối” cho dòng chảy của nguồn vốn ưu đãi về với các đối tượng thụ hưởng.

Đến nay, toàn xã Nam Sơn còn 31 hộ nghèo, hộ cận nghèo, chiếm khoảng 7,8%, giảm 13,2% so với năm 2010, thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong huyện. Kết quả ấy phản ánh nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn xã, trong đó có đóng góp của Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trần Thị Thuỷ. Hiện, Hội Phụ nữ đã củng cố được 3 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại 3 thôn, triển khai 6 chương trình tín dụng ưu đãi, đạt tổng dư nợ 3,6 tỷ đồng, huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn gần 100 triệu đồng.

 

Chị Trần Thị Thủy (áo hồng) đến thăm hội viên phụ nữ Phạm Thị Tuyết được vay 30 triệu đồng hộ nghèo để chăn nuôi bò

Chị Trần Thị Thủy (áo hồng) đến thăm hội viên phụ nữ Phạm Thị Tuyết được vay 30 triệu đồng hộ nghèo
để chăn nuôi bò.

Tròn 15 năm công tác tại Hội Phụ nữ xã, trong đó có 10 năm liên tục chị Thủy trực tiếp quản lý công tác uỷ thác vay vốn chính sách ở vùng miền núi. Nhận thức được nhiệm vụ ủy thác vay vốn chính sách là một trong những giải pháp quan trọng giúp gia đình hội viên phụ nữ thoát nghèo nhanh, phát triển kinh tế, chị đã tập trung chỉ đạo các chi hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc Hội Phụ nữ quản lý làm mọi cách, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng vốn đến với hội viên nhanh chóng, thuận lợi. Sau mỗi lần có kế hoạch phân bổ vốn, chị Thủy trực tiếp về từng thôn, nhắc nhở từng tổ họp bàn bình xét cho vay phù hợp với từng gia đình, từng chương trình, thông qua đó lựa chọn các hộ có đủ tiêu chuẩn và hướng dẫn họ làm thủ tục vay vốn theo đúng quy trình, quy định của NHCSXH.

Cùng với đó, chị Thủy còn thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, đồng thời quán triệt, hướng dẫn chị em sử dụng vốn vay đúng mục đích. Công tác kiểm tra, giám sát vốn vay cũng được Hội Phụ nữ xã chú trọng, cụ thể đã phối hợp với NHCSXH, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn kiểm tra định kỳ, đột xuất đến từng chi hội, từng gia đình vay vốn chính sách, thực hiện đôn đốc tổ viên trả nợ gốc, nộp lãi đầy đủ khi đến hạn. Nhờ vậy, trong nhiều năm liền ở xã Nam Sơn không có tình trạng khê đọng nợ gốc và hiện tượng chây ỳ trả nợ làm ảnh hưởng đến uy tín của hội cũng chấm dứt.

Tiêu biểu như Tổ tiết kiệm và vay vốn số 1 do chị Nguyễn Thị Ất làm Tổ trưởng đã có 60 hộ vay 1,5 tỷ đồng vốn ưu đãi, qua kiểm tra, các hộ vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả, đặc biệt không có hộ nào để nợ quá hạn hay chậm nộp lãi cho NHCSXH.

Nhờ nguồn vốn chính sách thông qua Hội Phụ nữ xã làm nhiệm vụ ủy thác cùng sự “kết nối” vững chắc, đi sâu, đi sát chỉ đạo phong trào phụ nữ thi đua giúp nhau xóa nghèo làm kinh tế giỏi của chị Thủy mà mối quan hệ giữa tổ chức hội với hội viên gắn bó hơn, chương trình giúp đỡ chị em vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống no đủ, tiến bộ, bình đẳng cũng đạt hiệu quả rõ rệt.

Tiêu biểu là Chi hội Phụ nữ thôn 4 đã giúp đỡ chị Phạm Thị Tuyết vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình hộ nghèo để nuôi bò. Sau 2 năm chăn dắt chu đáo, bò mẹ đã sinh sản lứa thứ 2, chị cũng vừa trả nợ 5 triệu đồng tiền gốc. “Nhờ Hội Phụ nữ xã và NHCSXH huyện, gia đình tôi đang thoát dần cảnh nghèo khổ, sắp tới bán thêm bê con là đủ tiền trả nợ ngân hàng, trong chuồng vẫn còn 2 con bò mẹ để làm giống, phát triển kinh tế” chị Tuyết chia sẻ.

“Nhờ vốn chính sách, nhiều chị em phụ nữ ở xã miền núi Nam Sơn đã thoát nghèo như: gia đình chị Tuyết, chị Lê ở thôn 4, chị Thành, chị Thanh ở thôn 2… Sử dụng vốn vay chính sách xây được cả nhà ở vững chắc, phát triển nghề chăn nuôi lợn, gà, trâu bò thành cả một trang trại nữa”, chị Thuỷ cho biết.

Chị Thủy kể thêm: “Hiện nay, nhu cầu vay vốn của bà con rất lớn nên Hội Phụ nữ xã tập trung chỉ đạo các chi hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn cần phải bình xét thật công bằng, công khai để vốn vay đến đúng đối tượng. Ngoài việc cho vay đúng thì hội cần tăng cường kiểm tra xem họ sử dụng có đúng mục đích và phát huy được hiệu quả hay không, có vậy mới yên tâm được và bằng lòng hoàn thành nhiệm vụ uỷ thác vay vốn chính sách giúp dân xóa nghèo bền vững, cải thiện cuộc sống”.

Với sự nỗ lực, năng động liên tục tham gia công tác tín dụng chính sách, chị Thủy luôn được chị em nhắc đến với cái tên thân thiết “chị Thủy tín dụng nông thôn” và được NHCSXH huyện cùng UBND xã, huyện đánh giá cao, biểu dương thành tích tham gia giảm nghèo ở địa phương.

PV
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 85

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 84


Hôm nayHôm nay : 35258

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1321518

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73004227