00:45 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người nông dân trẻ sáng tạo

Thứ năm - 19/10/2017 23:36
Từ một người nông dân nghèo, trong quá trình lao động vất vả, anh Tuấn đã mày mò nghiên cứu và sáng chế máy nông nghiệp đa năng. Hiện anh đã sản xuất được gần 400 sản phẩm phục vụ bà con nông dân.

“Kỹ sư nông dân” Nguyễn Văn Tuấn tại Hà Nội.

Gặp “kỹ sư nông dân” Nguyễn Văn Tuấn, thôn Pò Nim, xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong khuôn khổ chương trình “Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau 2017” vừa diễn ra tại Hà Nội. Chàng trai sinh năm 1980 là khách mời đặc biệt của chương trình khi mang tới sản phẩm máy nông nghiệp đa năng do chính anh sáng chế giới thiệu với đông đảo công chúng. 

Chia sẻ về con đường đến với công việc chế tạo máy nông nghiệp đa năng, anh Tuấn kể: Học hết cấp 3, Tuấn chọn học nghề sửa chữa xe máy để lập nghiệp. Về quê hương, thấy điều kiện phát triển kinh tế khó khăn khi mọi người trồng ngô, trồng lúa trên những mảnh đất khô cằn. 

Với điều kiện vất vả như vậy mà vài ba cái cuốc cái xẻng thì rất khó. Từ kiến thức đã học tại trường dạy nghề ở TP.Thái Nguyên, anh Tuấn bèn nảy ra ý tưởng chế tạo chiếc máy nông nghiệp cào cỏ, vun ngô để phục vụ gia đình và bà con trong thôn. Sau đó, anh tiếp tục tìm tòi và hoàn thiện thêm nhiều công năng, có thể sử dụng ở nhiều địa hình, công việc khác nhau, máy có thể đánh rạch, tra hạt giống, tra phân bón và lấp đất... sao cho phù hợp với địa hình canh tác. 

Anh Tuấn bắt đầu mày mò lắp đặt máy sản xuất nông nghiệp đa năng từ năm 2011, tới nay đã được 6 năm với gần 400 sản phẩm. Giá thành dao động từ 14 đến 25 triệu đồng/chiếc, tùy thuộc vào các chức năng bà con cần. Hiện sản phẩm của anh đã đăng kí bản quyền sáng chế với Sở Khoa học – Công nghệ  Bắc Kạn.

Nhìn thấy rõ hiệu quả, chi phí vận hành thấp, đầu tiên nhiều hộ dân trong huyện đã tìm tới đặt mua, rồi nông dân ở các tỉnh lân cận cũng tới đặt hàng. Nhưng cách bán hàng cho bà con của anh Tuấn cũng rất đặc biệt bởi theo anh, “bà con phần lớn là người nghèo, nên tôi thường bán chịu, hoặc để họ trả góp trong vài năm. Khi họ sử dụng máy, có lúc hỏng hóc, tôi thường xuyên bảo hành, sửa chữa miễn phí. Miễn sao bà con hài lòng là tôi vui”. 

Với tinh thần luôn luôn đổi mới cách nghĩ, cách làm, hiện nay anh Tuấn tiếp tục nghiên cứu chế tạo nâng cấp các loại máy với nhiều chức năng hơn, bên cạnh đó anh thành lập HTX dịch vụ sản xuất chế tạo máy nông nghiệp Thành Ngân với 7 thành viên cùng tham gia nhằm thực hiện đam mê sáng tạo. Đồng thời tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên.

Từ thành công bước đầu của chiếc máy cào cỏ, vun ngô, anh Tuấn tiếp tục lao vào sáng chế với mong muốn tìm ra giải pháp chế tạo thành công chiếc máy nông nghiệp đa năng với kích thước gọn nhẹ, thiết kế hiện đại, đa năng, tiện lợi. 

Một chiếc máy kết hợp nhiều tác dụng và được thao tác trên cùng một máy với nhiều hệ thống chức năng công cụ khác nhau tùy thuộc vào mục đích công việc và điều kiện địa hình canh tác của hộ gia đình, anh Tuấn đã đưa ra 8 giải pháp để nghiên cứu và chế tạo ra chiếc máy có nhiều chức năng như đánh rãnh, tra hạt giống, tra phân bón...

Hiện sản phẩm máy nông nghiệp đa năng của anh Tuấn được bà con nông dân trong và ngoài tỉnh đón nhận. Đó chính là nguồn động viên anh trên con đường sáng tạo vốn không mấy dễ dàng.    

Theo Hải Nhi/Báo Đại Đoàn Kết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 393


Hôm nayHôm nay : 42032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1014200

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71241515