11:32 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người thương binh làm kinh tế giỏi

Thứ ba - 25/07/2017 22:23
Dũng cảm trong chiến đấu và thành công trong phát triển kinh tế, cựu chiến binh, thương binh Châu Minh Đức (sinh năm 1949, ở xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đã vinh dự được nhận Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, Huân chương kháng chiến hạng Nhì, Huy chương giải phóng hạng Nhì và Huân chương Lao động hạng Ba.
Ông còn được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, các ngành. 

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Vĩnh Châu (Sóc Trăng) từ năm lên 10 tuổi, ông Đức đã vừa đi học, vừa cùng mẹ làm giao liên, đưa thư cho cách mạng. Năm 16 tuổi, ông về công tác tại Cơ quan nông dân tỉnh Sóc Trăng lúc bấy giờ với nhiệm vụ bảo vệ người đứng đầu cơ quan. Bốn năm sau đó, khi thị xã Sóc Trăng thành lập đội quyết tử đầu tiên, ông được bầu làm đội trưởng; tăng cường cho đại đội 301 - đại đội bộ binh huyện Vĩnh Châu, một trong hai đại đội của Sóc Trăng lúc bấy giờ. 

Trang trại nuôi lợn của cựu chiến binh Châu Minh Đức cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Trong những năm ở chiến trường, ông Châu Minh Đức luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài nhiệm vụ làm mã thám và tham gia Ban Chấp hành Thị Đoàn, Ủy viên Ban cán sự khu vực 2, ngày ấy, ông còn tham gia chỉ đạo phong trào học sinh sinh viên thị xã, phát động quần chúng và xây dựng cơ sở cách mạng trong vùng địch tạm chiến. Vào 2 giờ ngày 30/4/1975, ông là một trong những người trực tiếp tham gia tấn công địch ở thị xã Sóc Trăng. Trưa 30/4/1975, nhận được tin Sài Gòn - Gia Định hoàn toàn giải phóng, sau đó, thời khắc lịch sử Sóc Trăng hoàn toàn giải phóng cũng đến, ông cùng đồng đội đã vui mừng chạy xe khắp thị xã. 

Trong những năm tháng chiến tranh, ông Đức đã bị thương, tỷ lệ thương tật 61%, thương binh hạng 2/4. Đất nước thống nhất, ông Châu Minh Đức trải qua nhiều vị trí công tác như Phó Ban Tổ chức Thị ủy, Trưởng Ban Tổ chức - Lao động Xã hội Thị ủy Sóc Trăng. Năm 1986, ông về hưu khi mới 37 tuổi. Sau khi về hưu, cựu chiến binh Châu Minh Đức lại nỗ lực phát triển kinh tế gia đình. 

Buổi đầu khai hoang để nuôi tôm, nuôi bò, nuôi lợn, vợ chồng ông Đức gặp không ít khó khăn, thậm chí đã nhiều lần thất bại. Song ông cùng gia đình đã nỗ lực vượt qua khó khăn, dần ổn định kinh tế gia đình. Hằng năm, trang trại của gia đình ông nuôi khoảng 1.200 con lợn. Cùng với trồng lúa, trừ chi phí sản xuất, thu nhập mỗi năm của gia đình ông đạt từ 700 triệu - 1,7 tỷ đồng. 

Ngoài việc hỗ trợ người dân lợn giống để phát triển chăn nuôi, ông còn tích cực tham gia đóng góp quỹ hỗ trợ của Hội nông dân hàng năm, cung ứng lợn giống chất lượng cao cho các dự án hỗ trợ hộ nghèo trong và ngoài tỉnh. Hiện trang trại chăn nuôi của gia đình ông tạo việc làm cho 7 lao động nghèo ở địa phương với mức lương ổn định 3 triệu đồng/tháng. 

Bên cạnh việc phát triển kinh tế gia đình, ông còn tích cực tham gia các phong trào của địa phương và giữ chức vụ trong một số hội đoàn thể. Hiện nay, ông là Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Sóc Trăng, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Sóc Trăng… 

Ông Nguyễn Văn Săng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng nhận xét: Mặc dù là thương binh hạng 2/4 song cựu chiến binh Châu Minh Đức phát triển kinh tế rất hiệu quả và luôn tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, nhất là phong trào đóng góp xây dựng nông thôn mới. Ông là tấm gương sáng cho nhân dân và thế hệ trẻ trên địa bàn học hỏi, noi theo. 

Với tâm niệm “làm gì cũng tới nơi tới chốn, làm hết sức mình, đóng góp được gì cho xã hội là sẵn sàng đóng góp”, cựu chiến binh Châu Minh Đức chia sẻ: Bao người đã ngã xuống, bao người đã mang thương tật suốt đời để đất nước có độc lập, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay. Thế hệ trẻ hôm nay và mai sau cần phát huy truyền thống cách mạng, nỗ lực xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
 
Bài và ảnh: Hoài Thu (TTXVN)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: huân chương

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 136

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 135


Hôm nayHôm nay : 45696

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1305523

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71532838