15:05 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người thương binh nặng vươn lên làm giàu

Thứ năm - 23/07/2015 22:19
Gia đình thương binh Trịnh Văn Vĩnh, ở xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, là một tấm gương điển hình vượt khó vươn lên làm giàu trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhiều năm qua tại địa phương.
Ở xã Thiệu Phú, nhắc đến thương binh Trịnh Văn Vĩnh, ai cũng cảm phục bởi ông không chỉ lập nhiều thành tích trong thời chiến, mà thời bình, ông cũng là người đi đầu trong phong trào sản xuất, làm kinh tế giỏi.

Ông Trịnh Văn Vĩnh sinh ngày 19/8/1956, trong một gia đình có 12 anh em, ở làng Vĩnh Điện, xã Thiệu Phú. Tháng 10/1976, ông Vĩnh tròn 20 tuổi, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông hăng hái lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự. Năm 1977, trong một lần làm nhiệm vụ tại Đắk Lắk, ông Vĩnh trúng đạn bị thương vào đầu và cánh tay. Sau khi điều trị, năm 1982, ông được xuất ngũ về địa phương với tỷ lệ thương tật 61%.

Ông Trịnh Văn Vĩnh chăm sóc đàn lợn của gia đình.

 
Trở về quê hương, ông Vĩnh lập gia đình và lần lượt sinh được 3 người con. Năm 1983, với sự tin tưởng và tín nhiệm của bà con làng xóm, ông được bầu làm Thôn trưởng làng Vĩnh Điện rồi trở thành Chủ nhiệm Hợp tác xã xã Thiệu Phú (năm 1992).

Không chỉ tham gia tích cực vào công tác Đoàn, Hội tại địa phương, ông Vĩnh còn nỗ lực phấn đấu làm kinh tế. Năm 1996, ông mạnh dạn nhận thầu một lô đất của Nhà nước với tổng diện tích 2 ha để mở trang trại nuôi lợn và ao nuôi cá. Với kinh phí hỗ trợ ban đầu là 200 triệu đồng từ Nhà nước, ông Vĩnh cùng gia đình bàn bạc vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa thêm 1 tỷ đồng để xây dựng trang trại, đầu tư trang thiết bị và mua con giống.

Những ngày đầu khi mở trang trại nuôi lợn, do chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi và sản xuất, cộng thêm giá thịt lợn không ổn định, giá cám lại tăng đột biến, nên hiệu quả kinh tế rất thấp. Nhưng không vì thế mà nản lòng, ông Vĩnh tiếp tục đi học thêm các lớp về cách nuôi, chăm sóc và phòng chống dịch bệnh cho lợn.

Mỗi năm già đình ông Vĩnh thu hoạch hàng chục tấn cá.

 
Trải qua quá trình học hỏi và đúc rút kinh nghiệm từ thực tế, khởi nghiệp với 10 con lợn thịt ban đầu, tính đến nay, gia đình ông đã sở hữu một trang trại rộng lớn với 250 con lợn thịt và 100 con lợn nái sinh sản; mỗi năm, đàn lợn của ông xuất chuồng hơn 800 con, trung bình từ 70 - 80 tấn thịt, mang lại nguồn thu cho gia đình từ 400 - 500 triệu đồng. Ông chủ động đầu tư xây dựng chuồng lợn theo hướng hiện đại, mỗi con được bố trí một chuồng để tiện cho việc kiểm tra và theo dõi định kỳ. Đàn lợn nái luôn được ông chăm sóc theo quy trình kỹ thuật rất khắt khe để đạt chất lượng lợn giống tốt, đem lại năng suất cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi con lợn đều được ông định kỳ kiểm tra và tiêm phòng vắcxin đầy đủ. Khu vực chuồng trại đều được dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc khử mùi hai lần mỗi tháng để đảm bảo đàn lợn không bị dính phải mầm bệnh. Thịt lợn từ trang trại của ông Vĩnh luôn được thương lái và bà con tin tưởng về giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo.

Ngoài việc chăn nuôi lợn, ông Vĩnh còn đầu tư xây dựng thêm ao nuôi cá với diện tích hơn 50.000 m2, trong đó nuôi đủ các loại cá như cá trôi, cá trắm, cá chép... Mỗi năm ông thu hoạch hàng chục tấn cá, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trang trại nuôi cá của ông cũng là mô hình kinh tế hiệu quả, được nhiều bà con học tập.

Với sự nỗ lực vượt khó và phấn đấu không ngừng, những khó khăn vất vả của ông đã được đền đáp xứng đáng. Hiện gia đình ông đã có cơ ngơi khang trang với đầy đủ tiện nghi. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Vĩnh còn tạo việc làm giúp đỡ cho rất nhiều anh chị em trong làng. Ông cũng nhiệt tình chia sẻ những kinh nghiệm chăn nuôi lợn và thả cá, đóng góp tích cực cho phong trào chăn nuôi làm kinh tế ở địa phương. Bên cạnh đó, mỗi năm ông còn tham gia làm từ thiện đóng góp hàng chục triệu đồng cho các quỹ khuyến học, quỹ vì người nghèo... 

Ông Vĩnh đã vinh dự ba lần được nhận bằng khen “Gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi” do UBND tỉnh Thanh Hóa trao tặng, giai đoạn năm 1995 - 1996, năm 2005 - 2010 và giai đoạn năm 2012 - 2014. Ông còn được nhận bằng khen “Người có công tiêu biểu năm 2013”, do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thanh Hóa tặng.
Theo baotintuc.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 78

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 77


Hôm nayHôm nay : 40053

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1288135

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72970844