00:48 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhà nông Hà Nội: Dùng hệ thống quan trắc thời tiết để trồng rau sạch

Thứ sáu - 20/10/2017 11:48
Tại nhiều quận, huyện của TP.Hà Nội, nhiều hộ dân đã phối hợp các đơn vị, doanh nghiệp cùng đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Những ứng dụng này đã thay đổi cách thức canh tác, cũng như giúp người dân chủ động được sản xuất, giám sát chất lượng sản phẩm, tăng khả năng tìm kiếm, phát triển thị trường.

Ứng dụng công nghệ thông minh 

Tại thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, các hộ dân trồng rau sạch ở thôn Giáp Ngọ đã ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống quan trắc thời tiết vào sản xuất rau an toàn. Theo ông Hoàng Văn Khảm - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Rau sạch Chúc Sơn, khu sản xuất rau an toàn có Trạm thời tiết thông minh i.Mentos 3.3 A-G với hệ thống quan trắc và camera truyền hình ảnh về khu nhà điều hành. Hệ thống này cho phép cập nhật thông tin từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến in tem nhãn tự động, minh bạch hóa toàn bộ quá trình sản xuất. Với bán kính phủ sóng 15km, trạm quan trắc dự báo chính xác nhiệt độ, tốc độ gió, lượng mưa… làm căn cứ để nông dân xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ rau.

 nha nong ha noi: dung he thong quan trac thoi tiet de trong rau sach hinh anh 1

Xã viên Hợp tác xã rau - quả sạch Chúc Sơn thu hoạch rau trong nhà lưới. Ảnh: Thanh Lâm

Theo ông Chu Phú Mỹ, để thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, các địa phương cần có cơ chế tạo quỹ đất, đồng thời phối hợp doanh nghiệp thực hiện tốt các chương trình, đề án nông nghiệp đang triển khai trên địa bàn. Trong quá trình kêu gọi đầu tư, không thể thiếu HTX là cầu nối cực kỳ vững chắc để tổ chức cho các hộ nông dân sản xuất và liên kết với doanh nghiệp.

HTX cũng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm Israel cho vùng trồng rau sạch. Ông  Khảm cho hay: Với kinh phí đầu tư khoảng 1 triệu đồng/sào, nhưng đã khẳng định hiệu quả rõ rệt, giảm sức lao động cho nông dân, tưới đúng, đủ lượng nước...

Để “bắt nhịp” với các công nghệ tiên tiến, HTX Rau sạch Chúc Sơn đã chia sản xuất thành nhóm, đồng thời gửi các nhóm trưởng đi tập huấn để nắm vững các kỹ năng sử dụng phần mềm công nghệ. Hiện nay, HTX có 5ha trồng rau, sản lượng đạt 6 tấn/ngày, trong đó 1/3 sản lượng có hợp đồng tiêu thụ ổn định. Chị Hoàng Thị Huyền - xã viên cho biết: “Giá rau thấp nhất được hợp tác xã thu mua là 8.000 đồng/kg nên nông dân yên tâm sản xuất. Từ ngày tham gia vào HTX rau sạch, mỗi hộ trồng rau (góp từ 3 đến 4 sào đất) có thể thu từ 10 - 15 triệu đồng/tháng, cao hơn trồng rau truyền thống”. Tương tự, tại vùng sản xuất rau sạch xã Chu Minh (Ba Vì), Công ty TNHH Thực phẩm sạch Ra Vi phối hợp nông dân quản lý sản xuất bằng “nhật ký canh tác điện tử”. Ông Trần Xuân Dự - Giám đốc công ty cho biết, mỗi loại cây trồng đều có một nhật ký điện tử riêng. Mọi hoạt động canh tác, từ giai đoạn làm đất, bón phân, gieo hạt, trồng cây, phun thuốc, thu hoạch... được lưu trữ trong nhật ký điện tử và công khai trên website của công ty. Khách hàng có thể dùng điện thoại (có cài đặt phần mềm) để đọc thông tin về sản phẩm.

Nhiều cơ hội để phát triển

Tại Hà Nội, “nông nghiệp thông minh” được một số doanh nghiệp ứng dụng, đưa vào sản xuất qua việc liên kết với các hợp tác xã, nông dân trong lĩnh vực trồng trọt như: Nhà màng, nhà lưới có hệ thống tự động hóa trong điều khiển tưới, bón phân, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng; hệ thống quản lý sản xuất theo chuỗi thực phẩm an toàn…

Theo Sở NNPTNT Hà Nội, hiện nay, giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao toàn thành phố mới đạt 25%. Trong đó, với lúa, ngô, rau, hoa, cây ăn quả, chè đạt tỷ lệ 17,9%, trong chăn nuôi đạt 33,5% và thủy sản 13%. Tiềm năng đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của Hà Nội rất lớn, đáng kể là diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 150.000ha. Đến nay, toàn thành phố đã thực hiện dồn điền đổi thửa được gần 79.000ha, tạo thuận lợi cho ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa vào sản xuất. Hơn nữa, sau dồn điền đổi thửa, trên địa bàn thành phố đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, có hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ.

Đặc biệt, Thành ủy, HĐND, UBND TP.Hà Nội đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho hay: “Đặc biệt, năm 2017 được Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy lựa chọn là năm chuyên đề mở rộng quy mô phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, thành phố giao Sở NNPTNT chủ trì xây dựng 1 điểm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp thành phố, đồng thời mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 1 điểm và thành phố sẽ có cơ chế hỗ trợ ưu đãi. 

Tác giả bài viết: Mạnh Hà

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 419


Hôm nayHôm nay : 42277

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1014445

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71241760