08:24 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những mô hình nông nghiệp hiệu quả ở Hưng Yên

Thứ sáu - 10/02/2017 04:12
Những năm qua, ngành nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đã có những chuyển động tích cực, theo hướng chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản, bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa vẫn còn nhiều bất cập, cần sớm được điều chỉnh, tháo gỡ.


Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới của Công ty CP rau củ quả Việt - Nhật (xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên).

 

Tháo gỡ các trở ngại

Sự thành công của những mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao ở Hưng Yên đã có tác động lan tỏa, tạo nên phong trào sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với thị trường; hình thành các vùng chuyên canh, cánh đồng mẫu lớn, mô hình trang trại, gia trại, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… sản xuất một số loại nông sản có quy mô tương đối lớn, chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ, chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn 2013-2015, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tỉnh Hưng Yên bình quân đạt 2,2%/năm; năm 2016 đạt 2,56%. Ðến nay, nông dân tỉnh Hưng Yên đã chuyển đổi hàng nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, cây ăn quả kết hợp chăn nuôi, thủy sản cho hiệu quả cao gấp từ ba đến năm lần cấy lúa; có hơn 3.000 ha cánh đồng mẫu lớn, gần 10 nghìn ha cây ăn quả các loại, hơn 760 trang trại... góp phần nâng giá trị thu nhập bình quân một héc-ta đạt 150 triệu đồng/năm, cơ cấu nông nghiệp chuyển đổi theo hướng tích cực, chăn nuôi - thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao, với hơn 54% trong nông nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp hàng hóa hiện nay đã nảy sinh một số vấn đề, gây trở ngại cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Theo kỹ sư nông nghiệp Trần Bá Cẩn, Công ty cổ phần rau củ quả Việt - Nhật muốn mở rộng khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao lên năm héc-ta, kết hợp chăn nuôi an toàn sinh học theo quy trình khép kín, nhưng lại gặp khó khăn về việc thuê đất, bởi một số hộ nông dân chưa mặn mà với việc cho thuê, mặc dù công ty đã trả giá khá cao. Còn việc liên kết trong sản xuất rau sạch, tuy thuận lợi về đất đai, nhưng khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm của những hộ liên kết, hơn nữa mối liên kết thường lỏng lẻo, dễ bị phá vỡ.

Chủ tịch Hội chăn nuôi, kinh doanh gà Ðông Tảo (huyện Khoái Châu) Lê Quang Thắng phàn nàn, Hội đã xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà Ðông Tảo, nhưng một số hội viên vì lợi ích riêng, chưa tự giác thực hiện chăn nuôi theo quy trình; công tác kiểm tra, giám sát của Hội chưa thực hiện tốt... đã ảnh hưởng chung đến chất lượng con giống, thịt thương phẩm, thương hiệu gà Ðông Tảo...

Trao đổi về những khó khăn của doanh nghiệp, nông dân trong sản xuất nông nghiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Phú chia sẻ: Trong quá trình chuyển đổi từ nền sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa còn nhiều vấn đề bất cập, cần được điều chỉnh, tháo gỡ. Do vậy, sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất như: Chính sách dồn thửa đổi ruộng, khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, cho thuê đất; xây dựng cánh đồng mẫu lớn; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi - thủy sản; xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân đầu tư, đưa công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản. Sở cũng phối hợp nhiều địa phương triển khai hiệu quả các chương trình, dự án: Phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm; phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học theo hướng VietGAP; cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm - Lifsap; thí điểm xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ, cây con giống, nâng cao nhận thức, trình độ sản xuất cho nông dân.

Bên cạnh đó, tỉnh Hưng Yên tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất các ngành nghề nông thôn, quy hoạch chăn nuôi, quy hoạch thủy lợi. Trên cơ sở đó, bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh cây, con có chất lượng, hiệu quả, phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng; phát triển mạnh những cây trồng vật nuôi có lợi thế, có thị trường tiêu thụ ổn định, có sức cạnh tranh cao. Tăng cường xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu nông sản chủ lực của tỉnh. Tiếp tục tổ chức lại sản xuất, xây dựng, đổi mới hoạt động hợp tác xã, liên kết trong sản xuất nông nghiệp... Qua đó, từng bước khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho nền nông nghiệp Hưng Yên bước vào giai đoạn phát triển mới, theo hướng công nghiệp, hiện đại, bền vững.

 

 

Bài, ảnh: Phạm Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 410


Hôm nayHôm nay : 40272

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 896541

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64882485