12:33 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những nông dân có chí làm giàu

Thứ hai - 24/02/2014 03:45
Cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại vùng chuyên canh cây quýt lớn nhất huyện Bạch Thông để gặp gỡ những nông dân điển hình trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi. Nhờ trồng quýt họ không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương...

Làm giàu trên quê hương thứ hai

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Năm 1991 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê hương, do điều kiện kinh tế gia đình ở Nam Định quá khó khăn nên anh đã quyết định đưa vợ con lên miền núi làm kinh tế. Mảnh đất Khuổi Piểu, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông là nơi mà anh chọn dừng chân kể từ ngày đó. Nhớ lại những ngày đầu lên đây lập nghiệp, anh Lãng chia sẻ: Đó là quãng thời gian đầy khó khăn, thử thách đối với gia đình anh. Là người nơi khác đến, đất ruộng sản xuất không có, thiếu vốn, cuộc sống chủ yếu dựa vào công làm thuê, làm mướn theo thời vụ. Có thời gian không có việc làm thuê, hằng ngày anh cùng gia đình theo bà con trong thôn lên rừng tìm củi, lá dong để bán. Cuộc sống trên vùng quê mới thật chẳng dễ dàng chút nào.

 

Khó khăn của những ngày đầu đã khiến anh từng có lần nhụt chí, cả gia đình định trở về quê cũ. Nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của bà con lối xóm, chi hội nông dân thôn Khuổi Piểu anh đã hăng hái tham gia sinh hoạt với mong muốn được chia se kinh nghiệm thoát nghèo. Và anh Lãng bắt đầu chú ý đến giống cam, quýt, một loại cây trồng đặc sản của địa phương.

Hàng trăm gốc quất cảnh phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán sẽ đem lại cho gia đình anh Cao Xuân Lãng nguồn thu nhập không nhỏ
Hàng trăm gốc quất cảnh phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán sẽ đem lại cho gia đình anh Cao Xuân Lãng nguồn thu nhập không nhỏ

Năm 1996, được vay vốn từ Ngân hàng nông nghiệp anh đã bàn với vợ con rồi quyết tâm đi học hỏi kinh nghiệm tại một số tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hưng Yên, Tuyên Quang, Hà Giang để áp dụng vào phát triển cây cam, quýt. Thế rồi gia đình anh được nhà nước giao đất, giao rừng với tổng diện tích 8,3ha, đây là cơ hội để anh đầu tư phát triển kinh tế. Anh đã bắt tay vào cải tạo đất đồi rừng để trồng cam, quýt. Ban đầu việc đầu tư trồng cây ăn quả với vốn kinh nghệm ít ỏi, thiếu vốn đấu từ, kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ không ổn định khiến gia đình anh Lãng gặp không ít khó khăn. Nhưng nhờ vào những chương trình, dự án hỗ trợ của nhà nước, của địa phương cộng với kinh nghiệm học tập ở bên ngoài nên anh đã thực hiện thành công mô hình trồng cây ăn quả.

 

Năm 2006, anh còn mạnh dạn mua thêm đất ruộng để đưa giống cây cam đường canh về trồng, đây là giống cam mà anh đã mua ở các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên. Đất đã không phụ công người, cây cam đường canh đã thích nghi nhanh chóng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở đây vì vậy phát triển tốt, cho quả sai, chất lượng ngon và kề từ đó anh Cao Xuân Lãng đã trở thành người đi đầu ở địa phương khi đưa giống cây cam đường về trồng.

 

Sau bao năm vượt khó đến nay anh Lãng đã thành công khi xây dựng cho mình một cơ ngơi khang trang với 1ha cây quýt, 1ha cây cam đường canh, 0,1ha cây thanh long ruột đỏ, 400m2 đất ruộng trồng cây quất cảnh và 300m2 đất sản xuất cây giống các loại để cung cấp nguồn cây giống cho địa phương. Riêng năm 2012, gia đình anh thu nhập 250 triệu đồng, sau khi đã trừ hết chi phí.

 

Không những làm kinh tế giỏi, bản thân anh Lãng còn tích cực tham gia công tác xã hội, với cương vị là Chủ tịch Hội Nông dân xã bên cạnh việc tuyên truyền, vận động hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo anh còn truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm của mình cho bà con hội viên học tập làm theo. Nhờ tích cực học hỏi, mạnh dạn trong phát triển kinh tế nên đã mang lại cho anh thành công, trở thành một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương.

 

Anh Cao Xuân Lãng chia sẻ: Giờ đây mảnh đất Quang Thuận đã trở thành quê hương thứ hai của anh, ở đây ngoài việc sở hữu những đồi cam, quýt rộng lớn, cho thu nhập cao mà anh còn được sống trong sự đùm bọc của bà con lối xóm, những con người chân chất, hiền hậu.

 

Người đi đầu trong việc đưa cây quýt về bản

Chia tay anh Cao Xuân Lãng, chúng tôi đã đến với thôn Bản Mún 1, một bản người Dao xa xôi của xã Dương Phong (Bạch Thông). Khác với trước, giờ đây đến Bản Mún 1 chúng tôi được nghe nhiều chuyện về phát triển kinh tế của bà con, trong đó có cây quýt. Loại cây trồng được coi là chủ lực trong việc giúp bà con dân tộc Dao nơi đây không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Trong câu chuyện ấy chúng tôi biết có một nông dân làm kinh tế giỏi, là người đi đầu khi đưa giống cây quýt Quang Thuận về trồng tại bản, đó là anh Lý Tiến Cát.

 

 Trong câu chuyện thân mật, cởi mở chúng tôi được biết, gia đình anh Cát hạ sơn về bản Mún sinh sống đã lâu. Những ngày đầu về đây cũng như nhiều hộ khác, gia đình anh gặp vô vàn khó khăn, đất ruộng không có, Bản Mún lại cách xa trung tâm, giao thông cách trở khiến cho cái đói nghèo cứ đeo bám.

Anh Lý Tiến Cát bên vườn quýt của gia đình
Anh Lý Tiến Cát bên vườn quýt của gia đình

Trong khi đó ở Quang Thuận, vùng đất giáp với xã Dương Phong, bà con đã biết trồng cây quýt để có thu nhập. Thấy vậy anh đã mạnh dạn sang Quang Thuận để tìm hiểu và mua 60 cây quýt giống về trồng thử. Do có khí hậu, thổ nhưỡng khá tương đồng nên cây quýt phát triển tốt, tuy nhiên lúc đó anh chỉ trồng với số lượng ít, chủ yếu là để ăn chứ chưa thật sự thành hàng hóa.

 

Thấy cây quýt thích nghi và có giá trị kinh tế anh đã chủ động gây giống đề trồng thêm, dần dần diện tích đã được mở rộng. Sau 16 năm bám đất, bám rừng với muôn vàn khó khăn, thử thách đến nay gia đình anh đã sở hữu 4ha quýt, trong đó có 2ha cho thu hoạch, 2ha trồng mới. Sản lượng quýt mỗi vụ đạt từ 20 đến 30 tấn, thu nhập trên dưới 300 triệu đồng. Từ đó bà con trong bản học tập và làm theo góp phần tăng diện tích cam, quýt của thôn, nhiều nông hộ nhờ trồng quýt mà đã thoát nghèo, có cuộc sống khá giả.

 

Vượt qua bao khó khăn, anh Cao Xuân Lãng và Lý Tiến Cát đã trở thành những nông dân tiêu biểu, đi đầu trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương, xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người học tập và làm theo…/.
 

Nguồn: baobackan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 203


Hôm nayHôm nay : 61422

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 177292

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60499249