10:27 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những tỉ phú “chân đất”

Chủ nhật - 03/09/2017 21:16
Từ khi chia tách khỏi La Gi, Hàm Tân vẫn là địa bàn còn lắm cái khó. Tôi đã nhiều lần chứng kiến hễ nắng kéo dài vài ba tháng là các xã dọc Quốc lộ 1A lại thiếu nước sinh hoạt. Hàng ngàn hộ dân từ Tân Nghĩa, Tân Phúc, Tân Minh đến xã cuối cùng là Tân Đức phải xin cứu trợ nước uống. Còn 3 xã ven biển: Tân Thắng, Thắng Hải, Sơn Mỹ mùa nắng cát bay mù trời, cây cối khô cằn, người dân phải sang tận Bình Châu (Bà Rịa) mua nước chở về dùng tạm....Chỉ vì đây là vùng đất dốc, bạc màu, thời tiết diễn biến phức tạp, các công trình thuỷ lợi chưa đáp ứng nên hệ thống nước sinh hoạt còn lắm khó khăn.
Lâu lắm rồi, năm nay trời mới mưa nhiều nên cái khổ thiếu nước cũng vơi đi phần nào… Có lẽ trong cái khắc nghiệt của thiên nhiên, con người vùng đất Hàm Tân lại như được thử thách và trở nên rắn rỏi hơn.

Trang trại trồng cây ăn trái.     
 
Ngồi trò chuyện với các anh Hội nông dân huyện Hàm Tân về phong trào nông dân sản xuất giỏi, tôi càng thấu hiểu nỗi khó khăn, vất vả trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình làm ăn giỏi. Thế nhưng, các anh rất tự hào vì càng khó khăn lại càng xuất hiện nhiều mô hình mới, làm ăn hiệu quả. Anh Hoàng Hữu Dũng, Chủ tịch Hội nông dân Hàm Tân khoe : “Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi ở Hàm Tân trong 3 năm gần đây đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ. Hiện toàn huyện có 39 trang trại, chủ yếu là mô hình trang trại VAC, trang trại trồng cây ăn trái, cây công nghiệp và chăn nuôi heo, bò sinh sản. Có nhiều trang trại diện tích khá lớn từ 30-50 ha, kinh tế trang trại đã mang lại hiệu quả thực sự đối với gia đình, đối với xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế của huyện, của xã. Năm 2016 toàn huyện đã có 3.850 hộ được công nhận danh hiệu “Sản xuất kinh doanh giỏi” ở 3 cấp. Năm 2017 có 55,7% số hộ trong toàn huyện đã đăng ký đạt danh hiệu này…”.
Những tỉ phú miệt vườn
Được anh Dũng, Chủ tịch Hội nông dân huyện Hàm Tân giới thiệu, chúng tôi về thị trấn Tân Minh, nơi có khá nhiều hộ sản xuất giỏi có mức thu nhập hàng năm từ 100 triệu đến trên 1 tỉ đồng. Trong đó, nổi bật là hộ ông Nguyễn Văn Lượng, Đỗ Trọng Tam, Lê Xuân Thắng… Tại trang trại rộng hơn 5ha trồng cây ăn trái của ông Nguyễn Văn Lượng, những ngày cuối tháng 8 đang bước vào mùa thu hoạch cam, quýt, xe tải vận chuyển ra vào nườm nượp. Tiếp chúng tôi, ông trong bộ áo trắng, quần nâu trông như một nhà khoa học hơn là một nông dân thực thụ. Ông Lượng tâm sự: “Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất Cái Bè (Tiền Giang), nơi đây nổi tiếng trái cây miệt vườn. Năm 1997 tôi tìm ra vùng đất Tân Minh lập nghiệp. Tôi đã đưa nghề trồng cây ăn trái ở Tiền Giang ra áp dụng vào vùng đất Tân Minh thấy có hiệu quả, nên tôi đã mạnh dạn đầu tư phát triển trang trại chuyên trồng cây ăn quả. Trong đó, sản phẩm chính là xoài, cam, quýt, ổi. Hơn 20 năm qua trang trại cây ăn quả đã đứng vững ở vùng đất khô hạn này, hàng năm cho thu nhập từ 700 triệu đến 1 tỉ đồng”. Nhìn những trái xoài to hơn bắp chân tôi hỏi:
 Đây là giống xoài gì mà trái to ?
 Giống Tiền Giang, nhưng đã được lai tạo rồi. Ông Lượng, giải thích thêm: “Những năm trước đây vườn xoài của tôi trái dài hơn bình thường, quả cam có vỏ dày và chua. Trong quá trình sản xuất, tôi đã nghiên cứu áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào cải tạo vườn xoài, vườn cam nên dần dần đạt chất lượng cao. Xoài trái to chua thanh, lúc chín rất ngọt và được người tiêu dùng ưa chuộng”. Qua trò chuyện với tỉ phú miệt vườn Nguyễn Văn Lượng, chúng tôi càng hiểu thêm ý chí làm ăn của ông. Suốt 15 năm với danh hiệu nông dân sản xuất giỏi, nhưng ông cũng đã nhiều lần thất bại, song qua đó ông Lượng rút ra được kinh nghiệm để sản xuất mùa sau đạt hiệu quả hơn. Ông khẳng định vùng đất Tân Minh tuy còn khó khăn về nước, nhưng đất đai, khí hậu phù hợp với trồng cây ăn trái và rất dễ làm giàu từ các loại cây này, nhất là khi áp dụng khoa học kỹ thuật để cho ra trái trái vụ, lợi nhuận thu khá cao.

Trang trại chăn nuôi heo.
 
Chia tay với các lão nông ở Tân Minh, tôi trở lại vùng đất Tân Hà, nơi khô hạn nhất ở huyện Hàm Tân để vào thăm khu trang trại của ông Trần Đình Dũng. 20 năm về trước ông bỏ nghề dạy học từ Đồng Nai đưa cả gia đình về Tân Hà định cư lập nghiệp và đã khai hoang hơn 25ha đất để làm kinh tế trang trại với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” nên trong trang trại của ông có đủ các loại cây như: Xoài, cam, quýt, bắp, mì. Năm 2010 ông nghiên cứu áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, đưa máy móc vào thay thế lao động thủ công, nhất là chú ý kỹ thuật bón phân, tỉa cành, phun thuốc đúng lúc để kích thích cây xoài ra quả trái vụ bán giá cao hơn. Theo nhẩm tính của ông, vườn xoài mỗi năm thu sản lượng 20 tấn/ha, bán ra thu về 300 - 400 triệu đồng. Khi thị trường “Xoài Thái” ngày càng được khách hàng ưa chuộng hơn, ông lại về nghiên cứu để đầu tư trồng “Xoài Thái” kết hợp trồng cao su. Hàng năm trang trại của ông tiếp nhận và giải quyết việc làm ổn định cho 15-20 lao động và chi trả tiền công từ 5-6 triệu đồng/người/ tháng. Ngoài ra, ông Dũng còn giúp 15 hộ trong xã hỗ trợ cho mượn vốn làm ăn hơn 450 triệu đồng không tính lãi để họ trồng các loại cây có hiệu quả.
Ngoài mô hình trang trại trồng cây ăn trái ở vùng đất Tân Minh, Tân Hà, chúng tôi cũng đã tìm hiểu các mô hình sản xuất khác ở nhiều xã của huyện Hàm Tân như: Mô hình nuôi cá, trồng mía, trồng cao su của ông Phạm Văn Động ở xã Đức Tân với diện tích trang trại rộng 50ha đất. Hàng năm ông đã thu các sản phẩm nông nghiệp từ trang trại trị giá hơn 1,8 tỉ đồng và tạo việc làm ổn định cho 10 lao động. Trong 3 năm gần đây, ông Động đã đóng góp hàng trăm triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn. Năm 2016 ông được tôn vinh danh hiệu “ nông dân tiêu biểu xuất sắc toàn quốc”. Hay tỉ phú Phan Vĩnh Long (thôn Bàu Giêng, xã Thắng Hải) trồng 7ha thanh long, 30ha cây cao su và mở 3 trang trại chăn nuôi heo có quy mô lớn, mỗi trang trại nuôi gần 6.000 con . Thu nhập mỗi tháng trên 200 triệu đồng. Đồng thời, các mô hình sản xuất, chăn nuôi heo của ông  đã tạo công ăn việc làm cho 30 lao động ở địa phương. Mô hình nuôi gà công nghiệp, nuôi cá, trồng điều, trồng thanh long trên diện tích 10ha của nông dân Đặng Ngọc Sâm, xã Tân Phúc cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập hàng năm trên 1,5 tỉ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho 17 lao động nhàn rỗi...
Có thể nói, những tỉ phú “chân đất” tuy xuất phát điểm không giống nhau, nhưng qua quá trình sản xuất kinh doanh, họ luôn vươn lên bằng chính mình để nắm bắt cái mới, áp dụng công nghệ tiến tiến vào mô hình sản xuất ở trang trại để làm giàu cho gia đình và xã hội. Qua đó, họ cũng đã khẳng định vùng đất đồi dốc, luôn thiếu nước mà họ đang sống đầy tiềm năng. Những mô hình sản xuất, kinh doanh của những tỉ phú “chân đất” góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở vùng quê Hàm Tân.
Theo Lê Thanh/Bình Thuận.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 337

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 336


Hôm nayHôm nay : 79906

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1052074

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71279389