15:57 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những trang trại “vàng” ở Mã Thành

Thứ ba - 19/01/2016 01:50
Mã Thành từng được biết đến là vùng đất nghèo khó bậc nhất của huyện lúa Yên Thành (Nghệ An). Nhưng mấy năm trở lại đây, xã này tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, bắt đầu hình thành nhiều vùng sản xuất và chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Những trang trại “vàng”

Trang trại bạc tỷ của ông Nguyễn Văn Cảnh ở xóm Chùa Sơn.

Theo chân anh Trọng, cán bộ UBND xã Mã Thành, chúng tôi đến thăm trang trại của ôngNguyễn Văn Cảnh ở xóm Chùa Sơn, gần bên con sông Đào. Từ trên triền đê, chúng tôi thấy vịt đậu trắng đồng, tiếng kêu huyên náo cả một vùng.

Trò chuyện về bước đầu khởi nghiệp, ông Cảnh tâm sự: “Mã Thành là xã miền núi, vùng đất này nắng thì hạn, mưa là lụt nên dù người dân quanh năm quần quật với ruộng đồng vẫn thiếu ăn. Nhận thấy nếu cứ tiếp tục trồng lúa sẽ không cho thu nhập cao nên tôi chuyển hướng làm trang trại”.

Trước đây, khu vực này chỉ là những đầm hoang, năn, lác ken dày, những cồn đất, cồn sỏi nổi tiếng ma thiêng nước độc. Thế nhưng, ông Cảnh đã dám đấu thầu vùng đất hơn 4ha đó để làm trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ban đầu, việc chăn nuôi của gia đình gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật. Không nản chí, ông tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi đã thành công. Với phương châm phát triển bền vững, lâu dài, ông không ngừng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như cải tạo, nâng cấp chuồng trại, thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh, phòng trừ dịch bệnh... Do vậy, đàn gia súc, gia cầm của gia đình ông  phát triển tốt, hàng năm cho lãi từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

Tìm đến trạng trại của anh Phan Văn Thanh ở xóm Hòn Nen, chúng tôi thực sự bị cuốn hút bởi sự quy mô và cách bố trí chuồng trại rất khoa học. Bắt đầu nhận thầu 5ha đất xấu từ năm 2011, anh Thanh kiên trì dùng sức vóc bé nhỏ của mình để phá núi, dọn đầm, bắt sỏi đá đẻ ra “vàng”. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình thực hành chăn nuôi tốt nên trang trại của anh cho giá trị thu nhập cao. Hiện nay, ngoài 2ha cá - lúa, anh còn nuôi hơn hơn 200 con lợn nái và lợn thương phẩm; 4.000 vịt đẻ, 10 con bò, thu lãi ròng trên 500 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức lương 3 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Trang trại của anh Phan Văn Thanh ở xóm Hòn Nen thu lãi ròng 500 triệu đồng/năm.

Trang trại của ông Trần Đình Điển ở xóm Đồng Bàu cũng là  địa chỉ được nhiều người dân tìm đến tham quan, học hỏi. Sau gần 1 năm học được kỹ thuật chăn nuôi ếch Thái Lan, đầu năm 2003,anh Điển về nhà nuôi thí điểm hơn 2.000 con ếch giống và 10 cặp ếch bố mẹ. Nhờ áp dụng kiến thức đã học nên ngay lần đầu tiên cho ếch sinh sản, anh đã thành công với trên 10.000 con ếch giống. Còn ếch thịt, sau 3 tháng, trọng lượng ếch đạt bình quân 4 con/kg, bán với giá 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, anh lãi hơn 10 triệu đồng.

Với bước khởi đầu khá thuận lợi đó,  anh Điển đã mạnh dạn vay  vốn đầu tư xây dựng thêm bể nuôi và nhân rộng số lượng ếch. Liên tiếp nhiều năm liền, anh trúng lớn nhờ bán ếch giống và ếch thịt. Hiện, anh Điển có hơn 50 bể lót bạt cùng với 500 cặp ếch bố mẹ, 20.000 ếch thịt và ếch hậu bị. Mỗi năm, trại ếch của anh Điển xuất bán 7-8 tấn ếch thịt, giá bình quân 40.000 - 50.000 đồng/kg và khoảng 900.000 con ếch giống với giá 1.000 đồng/con. Ngoài ra, anh còn cung cấp ếch bố mẹ cho các trại sản xuất ếch giống khác với giá 150.000 - 200.000 đồng/cặp. Trừ chi phí, hàng năm, anh Điển lãi gần 1 tỷ đồng. Cơ sở của anh tạo việc làm thường xuyên cho 7 nhân công với mức lương 4-7 triệu đồng/ người/tháng.

Trang trại nuôi ếch của anh Trần Đình Điển, xóm Đồng Bàu lãi ròng 1 tỷ đồng/năm.

Ngoài 3 trang trại kể trên, Mã Thành còn có hàng chục trang trại “vàng” . Theo thống kê, hiện trên địa bàn xã đã có 35 hộ đủ điều kiện công nhận trang trại. Các trang trại ở Mã Thành đã phát huy được hiệu quả kinh tế, tổng doanh thu đạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/trang trại, gia trại/năm. Mã Thành cũng được đánh giá là xã có nhiều trang trại hiệu quả nhất huyện Yên Thành.

Nhân rộng mô hình

Đánh giá về hiệu quả của mô hình kinh tế trang trại, gia trại ở địa phương, ông Bùi Trọng Long, Chủ tịch UBND xã Mã Thành, cho biết: “Xác định kinh tế trạng trại, gia trại có vai trò quyết định giúp khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chính quyền xã đã khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế, hộ tư nhân phát triển trang trại, gia trại”.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại ở Mã Thành vẫn còn một số hạn chế, khó khăn cần giải quyết, nhất là vấn đề nguồn vốn cũng như bài toán đầu ra cho sản phẩm. Hiện nay, các trang trại áp dụng tiến bộ kỹ thuật còn ít; vốn phát triển trang trại, gia trại nông dân phải đi vay với lãi suất cao, chưa nhận được nhiều ưu đãi dù chính sách đã được ban hành, hồ sơ để công nhận gia trại, trang trại còn chậm.

Trước thực tế này, chính quyền địa phương và các hộ làm trang trại ở Mã Thành kiến nghị  Đảng, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ đầu tư; ngân hàng tạo điều kiện cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất; tạo điều kiện cho chủ trang trại có tư cách pháp nhân để được vay vốn.

Theo ông Long, để  nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại, xã Mã Thành đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại, gia trại quy hoạch vùng sản xuất, đất đai, được vay vốn ưu đãi. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước về con giống, thức ăn chăn nuôi; thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, từng bước chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Dự kiến, Mã Thành sẽ có thêm 10 trang trại trong năm 2016.

Từ hiệu quả của các mô hình phát triển kinh tế trang trại, gia trại tại xã Mã Thành, có thể thấy đây thực sự là hướng đi bền vững cho nông dân, không những giảm được áp lực lao động việc làm, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Tiến Dũng
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 273

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 272


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1073520

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71300835