12:19 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Nông dân 9X” dám nghĩ, dám làm

Thứ năm - 08/03/2018 02:31
Những mô hình phát triển kinh tế “độc lạ” của những thanh niên 9X, có người đã cất tấm bằng đại học hay dám bỏ công việc ổn định trở về làm nghề nông. Bằng kiến thức đã học cộng với niềm đam mê, họ đã thành công...

Mô hình nuôi chim công “có một không hai” ở Cần Thơ và là trang trại nuôi chim công lớn nhất miền Tây của anh Trần Văn Toản ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cho thu nhập trên 120 triệu đồng mỗi năm.

Trước đây, Toản nuôi gà Đông Tảo cũng khá thành công nhưng đầu ra không ổn định, nên chuyển sang nuôi chim công từ năm 2016, theo anh Toản đây là vật nuôi có nhiều tiềm năng.

Anh Toản cho biết: “Hiện nay, nhu cầu thị trường rất lớn, chim công một tháng tuổi xuất bán 2 triệu đồng/cặp, chim công 2 năm tuổi khoảng 9-10 triệu đồng/cặp, công sinh sản khoảng 20-25 triệu đồng/cặp. Riêng lông đuôi của những chú công trưởng thành cũng bán được 20.000 đồng/cọng”.

Hiện tại anh Toản là một trong những nhà cung cấp chim công lớn nhất ở vùng ĐBSCL. Ngoài ra, anh còn nuôi thử nghiệm chim trĩ,  giá trị kinh tế cũng khá cao từ 10-12 triệu đồng/cặp, cộng với trang trại nuôi heo khoảng 60 con,  nguồn thu nhập gia đình Toản lúc nào cũng ổn định. Đây là mô hình được lãnh đạo quận Bình Thủy đánh giá rất cao và sẽ có kế hoạch hỗ trợ vốn giúp hộ chăn nuôi phát triển quy mô.

Đối với thanh niên thời hội nhập, làm kinh tế không chỉ cần cù chịu khó mà biết phải biết ứng dụng những tiến bộ khoa học trong sản xuất. Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Nguyễn Thành Tân, khu vực Bình Dương, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, mặc dù không lạ, nhưng Nguyễn Thành Tân đã biết nuôi lươn thịt kết hợp nuôi lươn sinh sản, mang lại thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.

Có tấm bằng đại học trong tay, nhưng Tân vẫn chọn về làm nông. Cũng xuất phát từ niềm đam mê, ý chí quyết tâm cùng với kiến thức đã học chuyên ngành thủy sản và không thiếu những lần thất bại, để hôm nay anh Tân đã là trại nuôi lươn với 20 hồ, mỗi hồ khoảng 200kg lươn thịt. Đây là trang trại nuôi lươn lớn nhất trên địa bàn quận Bình Thủy. Anh Tân cùng những thành viên nuôi lươn trên địa bàn phường Long Hòa đã thành lập HTX cung cấp lươn giống và lươn thịt lớn cho thị trường.

Tân chia sẻ: “Trước kia do chưa có kinh nghiệm nên tôi gặp thất bại không ít, sau khi học hỏi, rút kinh nghiệm, bây giờ với tôi nuôi lươn không khó nữa. Hiện tôi đang mở rộng quy mô sản xuất con giống bán nhân tạo, đối với lươn thịt, tôi thử nghiệm nuôi lươn tuần hoàn không thay nước để tiết kiệm nhân công, chi phí...”.

Chị Nguyễn Thị Thúy Thẩm, ở khu vực Thới Thuận, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, được địa phương hỗ trợ cây giống, chị Thẩm đầu tư vườn lan, hơn 7.000 chậu lan, bước đầu đã cho thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng/năm. Chị Thẩm cho biết, hiện tại thị trường tiêu thụ rất lớn nhưng nguồn cung không đủ, chị đang có dự định nhân rộng mô hình nhưng còn thiếu vốn.

Để tiếp sức cho thanh niên khởi nghiệp, các tổ chức đoàn thể ở địa phương  đã có những hỗ trợ thiết thực cho các mô hình này. Ông Trần Văn Bảy Mươi Lăm, Phó Chủ tịch Hội Nông dân quận Bình Thủy, cho biết: “Hội Nông dân phối hợp với Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông quận hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất như hỗ trợ cây con giống, vốn vay, chuyển giao khoa học kỹ thuật... Đặc biệt là khuyến khích phát triển những mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình anh Tân, anh Toàn, chị Thẩm..."

"Tới đây, Hội cũng tiếp tục phối hợp giúp cho các mô hình này phát triển thông qua việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để kết nối với các ngân hàng hỗ trợ vốn vay, tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm...”- ông Lăm nói.

Dám nghĩ dám làm, đó là sự khác biệt của những nông dân trẻ tuổi, không chỉ sản xuất theo kinh nghiệm, mà còn biết ứng dụng khoa học – kỹ thuật, biết nuôi dưỡng ước mơ và thực hiện bằng niềm đam mê, họ đã thành công bằng ý chí và hoài bão của riêng mình. Có thể nói đây là những mô hình phát triển nông nghiệp đô thị với diện tích đất sản xuất nhỏ, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể nhân rộng ra nhiều nơi trên địa bàn thành phố.

Nguồn: http://baocantho.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 738


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1526371

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74573342