Hội Nông dân tỉnh trao tặng giống cây thanh long ruột đỏ cho hội viên nông dân thôn Làng Mới, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ.
Đánh giá cao những kết quả đạt được của các hộ nông dân tỉnh Quảng Ninh thời gian qua, ông Lều Vũ Điều - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội nông dân Việt Nam nhấn mạnh: Phong trào thi đua “Hộ nông dân SXKD giỏi” của tỉnh đã xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình SXKD giỏi cần được nhân rộng, góp phần tạo bước chuyển biến quan trọng trong sản xuất nông thôn toàn tỉnh.
Theo ông Điều, để thúc đẩy phong trào thi đua trong thời gian tới tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân về vay vốn phát triển sản xuất; dành nguồn ngân sách địa phương cho quỹ hỗ trợ nông dân các cấp nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển SXKD của nông dân…
Ông Điều cũng đề nghị Hội nông dân Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi; phối hợp với các đơn vị để được hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất, tiêu thụ nông sản; quan tâm công tác tuyên truyền, hình thức và biện pháp thi đua gắn liền với nâng cao ý thức của nông dân về bảo vệ môi trường; xây dựng và nhân rộng những mô hình người tốt, việc tốt, tạo tính lan tỏa mạnh mẽ cho phong trào thi đua…
Nông dân Quảng Ninh tham gia vệ sinh môi trường, giữ cảnh quan sạch đẹp.
Ông Đặng Huy Hậu - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Thời gian qua, tỉnh đã xây dựng, phê duyệt và triển khai Đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2 (2017 - 2020), với mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa sản phẩm OCOP trở thành hàng hoá có thương hiệu, trong đó có những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia.
Theo ông Hậu, giai đoạn tới, các hộ SXKD giỏi, doanh nghiệp, HTX nên chủ động mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt chuẩn mẫu mã, nâng cao giá trị hàng hóa và thu nhập của người dân.
Đồng thời, cần đẩy mạnh vai trò cầu nối gắn kết chặt chẽ giữa “Nhà nước-Nhà nông-Nhà khoa học-Nhà doanh nghiệp”, tạo điều kiện cho phong trào phát triển mạnh theo hướng hình thành các trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã. Các hộ nông dân cần đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng, giữ gìn thương hiệu, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Không chỉ làm kinh tế giỏi mỗi nông dân Quảng Ninh còn phải có kiến thức thị trường để chủ động trong sản xuất. Địa phương sẽ tạo mọi điều kiện để nông dân và doanh nghiệp liên kết nhằm nâng cao giá trị nông sản hàng hóa của Quảng Ninh, góp phần nâng chất chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Theo Lê Cường/báo TTV.VN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn