Diện mạo nông thôn xã Gia Hòa 1 được xây dựng khang trang |
Người dân chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống khó khăn. Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai thực hiện, Mỹ Xuyên đã có những chuyển biến tích cực, diện mạo các làng quê khởi sắc…
Theo ông Đào Đắc Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên, hiện nay nông thôn Mỹ Xuyên đã chuyển biến mạnh mẽ, cơ cấu hạ tầng KT- XH đồng bộ; an ninh trật tự được giữ vững; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, bộ mặt nông thôn Mỹ Xuyên thay đổi nhanh chóng.
“Đến thời điểm hiện tại, Mỹ Xuyên đã huy động hơn 2.700 tỷ đồng để xây dựng NTM, trong đó có trên 500 tỷ đồng do người dân đóng góp và tự nguyện hiến 394.000m2 đất để giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình hạ tầng. Nhờ vậy mà đã có có 6/10 xã đạt chuẩn, các xã còn lại cũng đạt 17 tiêu chí trở lên.
Một số xã, đặc biệt là các xã điểm đã chuyển biến rõ nét, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi đúng hướng, đời sống vật chất, tinh thần của nâng cao. Mỹ Xuyên đang giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 10,63% xuống còn dưới 2% vào năm 2020; huy động cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực để sớm trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh”, ông Hùng nói.
Cũng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và vận động người dân phát huy tốt vai trò chủ thể, nên hầu hết người dân hưởng ứng rất tích cực, như đóng góp công sức, tiền của, cống hiến đất đai, tài sản… để chỉnh trang, nâng cấp giao thông nông thôn, thủy lợi, tu sửa nơi ở và các công trình công cộng. Các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường cũng có kết quả khá toàn diện.
Bên cạnh đó, Mỹ Xuyên cũng khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất quy mô lớn, mô hình có hiệu quả; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm; nhân rộng, phát triển mô hình cánh đồng mẫu tập trung; đẩy mạnh thực hiện các chương trình giống vật nuôi, cây trồng, khuyến nông, phát triển mô hình trang trại tập trung; từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.
Nông dân xã Hòa Tú 1 thu hoạch tôm thẻ |
Nhắc đến thành công xây dựng NTM, không thể không nói đến xã Hòa Tú 1- điển hình trong công tác xã hội hóa xây dựng giao thông nông thôn. Tuy không phải là xã điểm của huyện về NTM nhưng tháng 9/2015 xã Hòa Tú 1 đã được công nhận là xã NTM trước cả xã điểm Hòa Tú 2.
Ông Nguyễn Văn Hoàng ấp Hòa Trực (Hòa Tú 1) cho biết, từ khi phát động phong trào xây dựng NTM thì bà con rất phấn khởi. Không chỉ đóng góp làm đường, xây cầu mà công trình gì nhà nước cần thì nhân dân sẵn sàng hiến đất để thi công nên ở đây công trình nào cũng hoàn thành sớm.
Ông Trần Tấn Nhanh, Bí thư xã cho biết, Hòa Tú 1 có gần 10.000 khẩu với hơn 3.000 ha đất sản xuất. Những năm trước bà con tập trung trồng lúa, xem nuôi tôm chỉ là “phụ họa”. Gần đây, hiệu quả từ con tôm còn lớn hơn nhiều lần cây lúa và người dân quyết định thay đổi, xem con tôm là chính và lúa là phụ, đến vụ tôm ở đây không ai muốn trồng lúa nên không còn tranh chấp lúa tôm nữa.
Câu chuyện tranh chấp mặn ngọt ở huyện Mỹ Xuyên, đã lùi vào quá khứ. Ngày nay nông dân ở đây đã tìm được mô hình tối ưu, mùa mưa thì lấy nước mưa trồng lúa, mùa khô dẫn nước mặn nuôi tôm. Mô hình “con tôm ôm gốc” lúa là chìa khóa làm giàu, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng NTM. |
Diện mạo nông thôn xã Gia Hòa 1 được xây dựng khang trang |
Người dân chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống khó khăn. Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai thực hiện, Mỹ Xuyên đã có những chuyển biến tích cực, diện mạo các làng quê khởi sắc…
Theo ông Đào Đắc Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên, hiện nay nông thôn Mỹ Xuyên đã chuyển biến mạnh mẽ, cơ cấu hạ tầng KT- XH đồng bộ; an ninh trật tự được giữ vững; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, bộ mặt nông thôn Mỹ Xuyên thay đổi nhanh chóng.
“Đến thời điểm hiện tại, Mỹ Xuyên đã huy động hơn 2.700 tỷ đồng để xây dựng NTM, trong đó có trên 500 tỷ đồng do người dân đóng góp và tự nguyện hiến 394.000m2 đất để giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình hạ tầng. Nhờ vậy mà đã có có 6/10 xã đạt chuẩn, các xã còn lại cũng đạt 17 tiêu chí trở lên.
Một số xã, đặc biệt là các xã điểm đã chuyển biến rõ nét, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi đúng hướng, đời sống vật chất, tinh thần của nâng cao. Mỹ Xuyên đang giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 10,63% xuống còn dưới 2% vào năm 2020; huy động cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực để sớm trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh”, ông Hùng nói.
Cũng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và vận động người dân phát huy tốt vai trò chủ thể, nên hầu hết người dân hưởng ứng rất tích cực, như đóng góp công sức, tiền của, cống hiến đất đai, tài sản… để chỉnh trang, nâng cấp giao thông nông thôn, thủy lợi, tu sửa nơi ở và các công trình công cộng. Các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường cũng có kết quả khá toàn diện.
Bên cạnh đó, Mỹ Xuyên cũng khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất quy mô lớn, mô hình có hiệu quả; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm; nhân rộng, phát triển mô hình cánh đồng mẫu tập trung; đẩy mạnh thực hiện các chương trình giống vật nuôi, cây trồng, khuyến nông, phát triển mô hình trang trại tập trung; từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.
Nông dân xã Hòa Tú 1 thu hoạch tôm thẻ |
Nhắc đến thành công xây dựng NTM, không thể không nói đến xã Hòa Tú 1- điển hình trong công tác xã hội hóa xây dựng giao thông nông thôn. Tuy không phải là xã điểm của huyện về NTM nhưng tháng 9/2015 xã Hòa Tú 1 đã được công nhận là xã NTM trước cả xã điểm Hòa Tú 2.
Ông Nguyễn Văn Hoàng ấp Hòa Trực (Hòa Tú 1) cho biết, từ khi phát động phong trào xây dựng NTM thì bà con rất phấn khởi. Không chỉ đóng góp làm đường, xây cầu mà công trình gì nhà nước cần thì nhân dân sẵn sàng hiến đất để thi công nên ở đây công trình nào cũng hoàn thành sớm.
Ông Trần Tấn Nhanh, Bí thư xã cho biết, Hòa Tú 1 có gần 10.000 khẩu với hơn 3.000 ha đất sản xuất. Những năm trước bà con tập trung trồng lúa, xem nuôi tôm chỉ là “phụ họa”. Gần đây, hiệu quả từ con tôm còn lớn hơn nhiều lần cây lúa và người dân quyết định thay đổi, xem con tôm là chính và lúa là phụ, đến vụ tôm ở đây không ai muốn trồng lúa nên không còn tranh chấp lúa tôm nữa.
Câu chuyện tranh chấp mặn ngọt ở huyện Mỹ Xuyên, đã lùi vào quá khứ. Ngày nay nông dân ở đây đã tìm được mô hình tối ưu, mùa mưa thì lấy nước mưa trồng lúa, mùa khô dẫn nước mặn nuôi tôm. Mô hình “con tôm ôm gốc” lúa là chìa khóa làm giàu, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng NTM. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn