12:23 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nữ tỷ phú lợn rừng miền đất Tổ

Thứ sáu - 03/08/2018 20:41
Với việc sở hữu đàn lợn rừng lên đến gần 2.000 con, trung bình mỗi năm trang trại chăn nuôi lợn của bà Nguyễn Thị Chính ở Thanh Sơn (Phú Thọ) đưa ra thị trường hàng chục tấn lợn rừng giống và thương phẩm.

Bà Chính cho biết, bí quyết để chăn nuôi lợn rừng thành công không chỉ dựa vào kinh nghiệm chăn nuôi mà còn ở yếu tố thị trường. “Từ việc chăn nuôi lợn sạch và cách bán hàng thân thiện tạo sự uy tín đã giúp tôi trụ vững trong nghề nuôi con đặc sản này cả chục năm qua”, bà Chính chia sẻ.

Toàn cảnh trang trại rộng hàng nghìn mét vuông của gia đình bà Chính.
Toàn cảnh trang trại rộng hàng nghìn mét vuông của gia đình bà Chính.

Cũng theo bà Chính, hiện sản phẩm lợn rừng của bà đã được khách hàng từ khắp các tỉnh ưa chuộng.
“Để sản phẩm lợn rừng có thịt thơm, ngon, có lượng mỡ vừa phải, tôi đã phải điều tiết chế độ dinh dưỡng cho lợn một cách hợp lý. Theo đó, tôi giảm thành phần thức ăn chính là tinh bột lúa, ngô thay vào đó là cỏ ngọt, bèo và đạm cá”, bà Chính tiết lộ. Nói về cách phòng bệnh cho đàn lợn đặc sản, bà Chính cho rằng: Bệnh nguy hiểm có thể gây hại khi nuôi lợn rừng là bệnh tiêu chảy. Để kiểm soát bệnh, người nuôi cần chú ý khi lợn mẹ đang trong quá trình mang thai, nuôi con không cho tắm. Lợn con sinh ra không được để tiếp đất (cần lót rơm, mùn cưa xuống nền chuồng trong quá trình lợn mẹ sinh sản).

“Đặc biệt là giai đoạn lợn còn nhỏ không nên tắm, hạn chế tối đa rửa chuồng, luôn giữ chuồng khô ráo. Khi phát hiện lợn có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy cần nhanh chóng bổ sung lá khổ sâm, lá ổi, nhọ nồi, phèn đen… vào khẩu phần ăn hàng ngày để chữa trị cho đàn lợn, tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra”, bà Chính nói.

Công nhân chăm sóc đàn lợn rừng tại trang trại của bà Chính.
Công nhân chăm sóc đàn lợn rừng tại trang trại của bà Chính.
Hiện trang trại lợn rừng của bà Chính đang nuôi gần 2.000 con lợn rừng thuần chủng Thái Lan.
Hiện trang trại lợn rừng của bà Chính đang nuôi gần 2.000 con lợn rừng thuần chủng Thái Lan.
Giun quế, cá, cỏ ngọt, bèo... là thức ăn chính tại trang trại chăn nuôi lợn rừng của bà Chính.
Giun quế, cá, cỏ ngọt, bèo... là thức ăn chính tại trang trại chăn nuôi lợn rừng của bà Chính.
Cận cảnh một con lợn rừng đực thuần chủng dùng để phối nhân giống tại trang trại của bà Chính.
Cận cảnh một con lợn rừng đực thuần chủng dùng để phối nhân giống tại trang trại của bà Chính.
Đàn lợn rừng giống trong trang trại của bà Chính có màu sọc dưa đặc trưng.
Đàn lợn rừng giống trong trang trại của bà Chính có màu sọc dưa đặc trưng.
Ngoài nuôi lợn, việc nuôi ong mật cũng đem về nguồn thu khá cho vợ chồng bà Chính.
Ngoài nuôi lợn, việc nuôi ong mật cũng đem về nguồn thu khá cho vợ chồng bà Chính.
Theo Trần Quang/Báo TTV.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 197

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 196


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 560940

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70788255