00:41 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi cá bông lau trong ao đất

Thứ bảy - 31/08/2019 10:25
Anh Lâm Thành Lâm ở ấp An Quới, xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng nuôi cá bông lau trong ao và thích nghi ở độ mặn từ 5 - 10 phần ngàn, đem lại giá trị cao gấp 4 - 5 lần so với cá tra.
11-11-04_nh_1_nh_lm_ben_o_nuoi_c_bong_lu_cu_minh
Anh Lâm bên ao nuôi cá bông lau.

Anh Lâm cho biết, năm 2016, anh mua con giống cá bông lau về thả nuôi trong ao lắng cạnh ao tôm. Sau hơn một năm nuôi cho thu hoạch bán được giá cao. Năm 2018, anh bỏ hơn 100 triệu đồng, tận dụng những ao tôm bỏ trống để nuôi cá bông lau.

Theo anh, đây là đối tượng dễ nuôi, có khả năng kháng bệnh rất tốt. Đặc biệt, ở độ mặn cao cá vẫn phát triển, phù hợp với điều kiện vùng giáp biển. Ban đầu anh thả nuôi thử 4.000 con cá giống, trên diện tích 2.000m2 mặt nước. Nhờ có kinh nghiệm nhiều năm trong việc nuôi tôm, nên việc chăm sóc nuôi cá bông lau đối với anh không khó.

Anh Lâm nói, nuôi thủy sản để đạt hiệu quả cao, điều quan trọng trước tiên là chọn con giống chất lượng. Thường xuyên kiểm tra môi trường nước trong ao nuôi, độ mặn đảm bảo ở mức phù hợp. Thức ăn công nghiệp chiếm 85%. Ngoài ra, anh còn cho ăn thêm các loại cá tạp, đầu tôm. Thông thường cho cá ăn một ngày 2 lần, thường vào buổi sáng và buổi chiều.

Sau 13 tháng nuôi, cá bông lau đạt trọng lượng từ 1,2 - 1,3kg/con, vụ đầu tiên thu hoạch đạt trên 5 tấn/2.000m2, bán cho thương lái với giá 100.000 - 120.000 đồng/kg, cao gấp 4-5 lần so với cá tra. Sau khi trừ hết chi phí anh lãi trên 300 triệu đồng. Đặc biệt, cá bông lau nuôi càng lớn bán giá càng cao. Cụ thể cá từ 2kg trở lên bán vào thời điểm gần tết từ 200.000 - 220.000 đồng/kg.

11-11-04_nh_2_su_13_thng_nuoi_c_bong_lu_dt_trong_luong_tu_12-13kgcon
Sau 13 tháng nuôi, cá bông lau đạt trọng lượng từ 1,2-1,3kg/con.

Từ thành công đó anh tiếp tục mở rộng vùng nuôi, nâng lên 5 ao nuôi tổng diện tích 5.000m2. Hiện đàn cá bông lau của anh được 5 tháng tuổi, phát triển tốt và rất ít dịch bệnh. Mật độ thả nuôi để cá có tỷ lệ sống cao, bình quân thả 2 con/m2.

Anh Lâm lý giải, đây là loại cá sống ngoài thiên nhiên thích nơi dòng chảy nước sâu, cần oxy cao. Khi nuôi trong môi trường nước tĩnh phải thả thưa cá mới đủ oxy phát triển tốt. Thời điểm cá bông lau tăng trưởng mạnh nhất là từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Trong ao nuôi cá bông lau phải có máy sục khí để tạo nguồn oxy liên tục. Lưu ý không gây tiếng ồn, khuấy động ao nuôi để cá không hoảng hốt chạy rồi va chạm vào nhau và bỏ ăn.

Giống cá bông lau được thuần hóa nuôi trong ao có chất lượng thịt thơm ngon và ít mỡ. Để đạt được điều đó, mô hình nuôi tối thiểu phải là bán thiên nhiên trên diện tích rộng. Trong quá trình nuôi không sử dụng thuốc, chất hóa học hay kháng sinh.

"Dự định trong thời gian tới, tôi sẽ xây dựng vùng nguyên liệu và liên kết với một số hộ dân tại địa phương thông qua DN để cung cấp sản phẩm vào siêu thị. Ngoài bán cá tươi sống, tôi còn SX thêm khô cá bông lau để xuất khẩu", anh Lâm nói.

11-11-04_nh_3_mt_do_th_nuoi_de_c_co_ty_le_song_co_binh_qun_th_2_conm2_nuoc
Mật độ thả nuôi để cá có tỷ lệ sống cao, bình quân thả 2 con/m2.

Ông Đồ Văn Thừa, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cù Lao Dung cho biết: Năm 2018, nông dân trong huyện đã tăng diện tích nuôi thủy sản lên 3.500 ha. Trong đó, nuôi tôm 2.750 ha, các loài thủy sản khác 750 ha. Việc đa dạng giống loài thủy sản phù hợp điều kiện sinh thái, cho hiệu quả kinh tế đang được huyện rất quan tâm. 

Mô hình nuôi cá bông lau trong ao đất sử dụng nguồn con giống nhân tạo được triển khai tại địa phương khoảng 1,4 ha đã góp phần phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản. Đây là loại cá ngon nên thị trường tiêu thụ dễ dàng, người nuôi có lãi cao.

Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cá bông lau có tên khoa học Pangasius krempfi, là loài cá da trơn thuộc chi cá tra (Pangasius). Loài cá này chủ yếu sống ở lưu vực sông Mekong. Thức ăn của chúng là tảo và động vật giáp xác. Môi trường sống chủ yếu ở nước lợ. Đây là loài di trú, có thời gian sống ở các vùng nước ven biển và một thời gian di cư vào các sông Mekong để sinh sản. Trong những năm qua, loài cá này được các nhà khoa
học cho sinh sản nhân tạo, nuôi bằng thức ăn công nghiệp đem lại kết quả tốt.
Theo Lê Hoàng Vũ/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 228


Hôm nayHôm nay : 31537

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1649645

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63731867